Thursday, April 25, 2024
Home Tin tức Logistics Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam hiện nay

Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam hiện nay

Vận tải đường biển tuy là ngành phát triển dựa trên cơ sở hạ tầng tự nhiên nhưng để nó phát triển mạnh cần sự góp sức quan trọng từ ngành công nghiệp đóng tàu. Để có những con tàu to lớn, vững chãi sẽ ra khơi với những chặng hành trình dài và những lô hàng hóa lớn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu về ngành công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam hiện nay.

1. Toàn cảnh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

  • Theo các báo cáo thống kê thì hiện nay Việt Nam có khoảng 120 nhà máy đóng, sửa chữa tàu với trọng tải trên 1.000 tấn, với 170 công trình nâng hạ thủy. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng 2,6 triệu tấn/năm, nhưng năng lực thực tế chỉ đạt 800.000 – 1 triệu tấn/năm.

  • Từ năm 2002, ngành công việc đóng tàu của Việt Nam bắt đầu được đầu tư mạnh. Tuy nhiên, mới chỉ đang trong giai đoạn tiếp nhận chuyển giao từ các trung tâm đóng tàu lớn ở châu Á.

  • Bức tranh tổng thể của ngành công nghiệp đóng tàu được vẽ như sau: Vinashin được thành lập từ năm 2006 hiện nay chính là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy – SBIC đang giữ vai trò nòng cốt. Tuy nhiên, đáng buồn là sự đổ vỡ của Vinashin đã làm cho ngành công nghiệp đóng tàu và rất nhiều lao động hay các nhà máy đóng tàu khác bị hủy đơn và rơi vào tình trạng khốn đốn.

  • Ngoài ra, ngành đóng tàu của Việt Nam còn có các cơ sở đóng tàu thuộc sở hữu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinaline), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và một số tập đoàn và tổng công ty Nhà nước khác. Cùng với đó là các cơ sở đóng tàu thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp địa phương hay các doanh nghiệp FDI.

2. Nhiều cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam.

  • Xét về mặt địa lý, Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu khi chúng ta có bờ biển dài cùng với vùng đặc quyền kinh tế trên biển Đông rộng hơn 1 triệu km2.

  • Việt Nam là một trong 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về độ dài của bờ biển ở ba hướng Đông, Nam và Tây Nam. Với những đặc điểm đó, chúng ta vẫn luôn được xác định là nước có vị trí thuận lợi nhất nhì khu vực trong việc phát triển ngành đóng tàu.

  • Không chỉ có các điều kiện tự nhiên mà các chính sách của Việt Nam cũng hỗ trợ cho ngành phát triển. Đến năm 2020. Việt Nam đã xác định kinh tế biển là động lực để lôi kéo, thúc đẩy các vùng kinh tế khác phát triển. Từ đó tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cơ cấu kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bước đi quan trọng để thực hiện Chiến lược biển đến năm 2020 là phát triển công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển. Không chỉ vậy, hiện nay, nhu cầu vận chuyển bằng đường biển cũng tăng cao, nên ngành công nghiệp đóng tàu sẽ có nhiều cơ hội về thị trường.

3. Các nhiệm vụ cụ thể cho ngành công nghiệp đóng tàu

  • Hình thành 3 cụm liên kết ngành đóng tàu ở ba miền Bắc, Trung, Nam.

  • Xây dựng ba trung tâm sửa chữa tàu hạng thấp đến trung nhằm đảm bảo mọi yêu cầu từ phía thị trường.

  • Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trên cơ sở bảo đảm liên kết giữa ngành đóng tàu và các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng như khuyến khích đầu tư nước ngoài.

  • Xây dựng thể chế, hệ thống văn bản pháp lý cụ thể cho ngành công nghiệp đóng tàu.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

Most Popular

Vì sao Viconship “chốt” mua cảng Nam Hải Đình Vũ?

Việc ký kết hợp đồng chính thức được thực hiện trong tháng 4 này. Toàn bộ quá trình bàn giao dự kiến...

Khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giữa năm 2023

Sở GTVT tỉnh An Giang đã hoàn tất các thủ tục chuyển Bộ GT Vận Tải thẩm định thiết kế xây...

Tiếp tục đề xuất lùi thời điểm áp dụng ca bin điện tử trong đào tạo giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam vừa tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lùi thời điểm bắt buộc các...

Dự kiến chi phí hơn 3.900 tỷ đồng triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu...

Recent Comments