Saturday, April 27, 2024
Home Tin tức Logistics Ứng dụng khoa học công nghệ bảo đảm trật tự ATGT đường...

Ứng dụng khoa học công nghệ bảo đảm trật tự ATGT đường bộ

Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp về kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ trưởng đề nghị Ủy ban ATGT Quốc gia sớm dự thảo văn bản yêu cầu các địa phương đánh giá kết quả thực hiện Quyết định 1586; trong đó, chú trọng vào những vướng mắc, các vấn đề chưa thực hiện được để nhóm soạn thảo chiến lược mới rút ngắn được thời gian khảo sát, nhưng vẫn có nền tảng dữ liệu, bám sát với thực tiễn hiện nay.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chiến lược mới; trong đó phải hoàn thành Đề cương chi tiết trong tháng 3/2020; trình Bộ GTVT phê duyệt Đề cương đầu tháng 4/2020; xây dựng Chiến lược theo đề cương từ tháng 4-5/2020; tổ chức các hội thảo, hội nghị lấy ý kiến tháng 6/2020; tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh Chiến lược trình Bộ GTVT tháng 7/2020; tổ chức lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương tháng 8/2020; trình Chính phủ tháng 9/2020 và đề nghị Chính phủ xem xét, phê duyệt vào cuối năm 2020.

Để đảm bảo tiến độ trên, Bộ trưởng yêu cầu các thành viên Ban Soạn thảo xây dựng Chiến lược, nhất là Viện Chiến lược và Phát triển GTVT huy động và tập trung nhân sự, để bảo đảm tiến độ, chất lượng của Chiến lược. Bộ trưởng cũng đề nghị Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược: “Bộ GTVT cũng sẽ thành lập một ban soạn thảo để thiết lập một kế hoạch chi tiết, điều hành công tác xây dựng chiến lược, giám sát tiến độ, kịp thời có phương án khắc phục, thay thế để đảm bảo xây dựng Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 hoàn thành đúng tiến độ đề ra”.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT cho biết, theo Chương trình công tác của Chính phủ năm 2020, Chính phủ giao Bộ GTVT xây dựng “Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” (Chiến lược mới). Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 18/02/2020, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT đã trình Bộ GTVT đề cương và dự toán xây dựng Chiến lược. Ngày 25/02/2020, Vụ ATGT đã tham mưu cho Bộ GTVT đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ góp ý kiến đối với đề cương và dự toán của Chiến lược.

Đến ngày 16/3/2020, Vụ ATGT đã nhận được ý kiến góp ý của 07/11 đơn vị được gửi xin ý kiến. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, Vụ ATGT đã phối hợp với Viện Chiến lược và Phát triển GTVT hoàn thiện dự thảo Đề cương xây dựng Chiến lược; đồng thời, Vụ ATGT đã tham mưu cho Bộ đề nghị một số bộ, ngành và địa phương báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định so 1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012 (Chiến lược cũ) và góp ý đối với dự thảo Đề cương của Chiến lược mới. Dự kiến trước ngày 08/4/2020, các bộ, ngành và một số địa phương sẽ có báo cáo về tình hình thực hiện Chiến lược cũ, đồng thời có góp ý đối với Đề cương xây dựng Chiến lược mới.

Về tình hình xây dựng Đề án Chiến lược, ông Nguyễn Thanh Phong, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho biết, Viện đã và đang tiến hành triển khai thực hiện các nội dung thu thập số liệu, đánh giá hiện trạng và tình hình thực hiện 06 nhóm giải pháp của Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Cụ thể, các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sẽ bám sát các mục tiêu của Liên Hợp quốc (LHQ); được cơ cấu lại các nhóm giải pháp theo 05 trụ cột bảo đảm ATGT đường bộ của LHQ, gồm Quản lý an toàn giao thông; Đường và đi lại an toàn hơn; Phương tiện an toàn: An toàn người tham gia giao thông; Phản ứng sau sự cố.

Chiến lược cũng sẽ tập trung vào một số giải pháp có tính đột phá như: Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta nói chung và ngành giao thông vận tải nói riêng, đòi hỏi phải tăng cường các giải pháp ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 trong công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đặc biệt trong quản lý, điều hành GTVT, nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng, phương tiện, cơ sở dữ liệu… Đổi mới toàn diện hệ thống GPLX, công tác đào tạo và sát hạch cấp GPLX.

Bình luận

Most Popular

Vì sao Viconship “chốt” mua cảng Nam Hải Đình Vũ?

Việc ký kết hợp đồng chính thức được thực hiện trong tháng 4 này. Toàn bộ quá trình bàn giao dự kiến...

Khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giữa năm 2023

Sở GTVT tỉnh An Giang đã hoàn tất các thủ tục chuyển Bộ GT Vận Tải thẩm định thiết kế xây...

Tiếp tục đề xuất lùi thời điểm áp dụng ca bin điện tử trong đào tạo giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam vừa tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lùi thời điểm bắt buộc các...

Dự kiến chi phí hơn 3.900 tỷ đồng triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu...

Recent Comments