Cận cảnh sân bay ‘Tổ Yến’ đạt chuẩn 4 sao gần 4.000 tỷ ở Khánh Hòa

Nhà ga Quốc tế Cam Ranh đây được đánh giá là một nhà ga thông minh, hiện đại nhất Việt Nam.

Dự án Nhà ga Quốc tế Cam Ranh, do Công ty CP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh – CRTC làm chủ đầu tư bắt đầu khởi công từ tháng 9-2016, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1A là 3.735 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1A, nhà ga sẽ đáp ứng nhu cầu đón khoảng từ 2.5 triệu đến 4 triệu lượt khách/ năm.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh cho biết: “Sau 19 tháng chính thức thi công gấp rút, hiện nay khối lượng công việc đã hoàn thành trên 98% và sẽ chính thức chạy thử sau ngày 22-6, nếu được sự cho phép của Bộ Giao thông Vận tải sau khi Cục Hàng không kiểm tra.

Hiện nay, các công trình phụ trợ bên ngoài nhà ga như: sân đậu xe, khu vực check in, đường dẫn dành cho hành khách đi bộ từ nhà ga cũ sang đang gấp rút hoàn thiện”.

Những ngày cuối tháng 4, nhịp độ thi công trên công trường nhà ga hành khách quốc tế CHK Cam Ranh hối hả gấp rút những khâu cuối cùng. Các mũi thi công đã hoàn thiện phần kết cấu khung sắt và mái, diện mạo một nhà ga 4 sao đã hiện ra với biểu tượng tổ chim yến uốn lượn trên mái, một sản phẩm đặc thù của Cam Ranh đã được nhìn thấy rõ từ xa.

Đây cũng được cho là một dự án tầm cỡ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng có thời gian thi công thần tốc khi chưa tới 2 năm và không vượt mức dự toán tài chính ban đầu. Với sự đầu tư nghiêm túc, sáng tạo với ứng dụng những công nghệ tiên tiến hiện đại nhất Việt Nam, Nhà ga quốc tế Cam Ranh chính là công trình đáp ứng được những mong đợi từ hành khách.

Theo đơn vị thi công, trước đó, do thời tiết khắc nghiệt, mưa bão nhiều khiến quá trình thi công có lúc bị chậm lại. Tuy nhiên các thành viên HĐQT đã quyết liệt để đảm bảo đưa công trình vào sử dụng sớm nhất.

Ông Trần Sơn Hải, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa nhận định, việc xây dựng mới một nhà ga hành khách  quốc tế riêng biệt tại CHK quốc tế Cam Ranh là cần thiết và cấp bách. Khi nhà ga quốc tế mới đi vào hoạt động giúp hình thành 2 nhà ga, quy trình khai thác ga quốc tế và quốc nội riêng biệt, đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho du khách quốc tế và người dân, thay đổi bộ mặt của CHK quốc tế Cam Ranh. Đồng thời, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội và du lịch của khu vực Nam Trung bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng.

Ngay từ năm 2016, tỉnh Khánh Hoà đã xác định đây là công trình trọng điểm của tỉnh và đây cũng được coi là công trình đi đầu mang tính đột phá theo mô hình xã hội hóa được Chính phủ khuyến khích và Bộ GTVT đang nhân rộng ra các địa phương, nhà ga khác. Chính vì vậy, tiến độ xây dựng công trình được sự quan tâm lớn của chính phủ, tỉnh Khánh Hoà , Bộ GTVT.

Ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT CTCP nhà ga quốc tế Cam Ranh cho biết, với sự đồng lòng nhất trí của các thành viên HĐQT CTCP nhà ga quốc tế Cam Ranh (CRTC) gồm: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPP), Công ty CP Giao nhận hàng hóa Nasco,  Công ty CP Hàng không Vietjet, Công ty CP Việt Xuân Mới đã không ngừng nỗ lực, quyết tâm để đưa công trình quan trọng này về đích đúng kế hoạch và không vượt mức dự toán kinh phí.

Mới đây, nhiều người khá bất ngờ trước hình ảnh ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPP, đồng thời là Chủ tịch CRTC nhà ga quốc tế Cam Ranh đã xuất hiện tại công trường, động viên, nhắn nhủ và ngồi ăn cơm cùng với hơn 1.700 cán bộ công nhân viên. Với kinh nghiệm hơn 40 năm đi khắp các quốc gia trên thế giới và dành hơn 30 năm nghiên cứu, kinh doanh trong lĩnh vực hàng không, ông Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ: “Hàng không là điểm vận chuyển giao thương trọng yếu, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và du lịch của một đất nước. Vì thế, việc xây dựng và điều hành nhiều CHK đẳng cấp để thu hút đầu tư, tăng trưởng khách du lịch và đưa Việt Nam vươn ra thế giới là điều tất yếu…”.

Nhà ga đạt tiêu chuẩn 4 sao thu hút từ thiết kế hiện đại cộng hưởng cùng những thiết bị công nghệ thông minh

Điểm đặc biệt của nhà ga này là hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) thông minh và hoàn toàn tự động. Trên mái vòm và hệ thống vách kính xung quanh nhà ga được thiết kế những cánh cửa thông minh.

Dùng hình ảnh đặc trưng TỔ YẾN – biểu tượng của Khánh Hòa, để làm ý tưởng chủ đạo cho hình khối nhà ga, tổ yến thể hiện qua hình dạng mái nhà và skylight là điểm nhấn lấy sáng cũng như hình khối vào ban đêm.

Khi có báo cháy, hệ thống cửa trên mái và hông sẽ mở ra đồng thời các cửa ở dưới cũng sẽ được mở để tạo luồng không khí hút chênh áp từ dưới thổi khói lên trên mái ra khỏi toà nhà. Song song đó, hệ thống rèm ngăn khói tự động cũng được hạ xuống nhằm khống chế không cho khói lan sang các khu vực khác.

Các khu trưng bày bán hàng phục vụ khách hàng đều đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Có thể bạn quan tâm :

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *