Thursday, March 28, 2024
Home Tin tức Logistics Mức phạt cho xe quá tải trọng

Mức phạt cho xe quá tải trọng

*Hỏi: Em điều khiển xe ô tô quá tải trọng 150% thì mức phạt  là bao nhiêu? Em cảm ơn ạ!

Trả lời:

Thứ nhất, mức xử phạt đối với trường hợp người điều khiển phương tiện

Người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 7, Điểm b Khoản 9, Khoản 10 Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP  như sau:

“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%.

..

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b, Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Điểm a Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm.”

Như vậy, theo quy định này thì người điều khiển xe ô tô chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế 150% sẽ bị xử phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, bị tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng và bị buộc hạ phần hàng quá tải.

Thứ hai, mức phạt đối với chủ phương tiện

Căn cứ quy định tại Khoản 11, điểm d Khoản 14 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều 24 Nghị định này.”

“14. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

d) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 11; Điểm b Khoản 12 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng;”

Như vậy, chủ phương tiện để người làm công điều khiển xe vượt quá trọng tải 150% sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Lưu ý: Nếu chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì sẽ không bị phạt lỗi người điều khiển xe chở hàng quá trọng tải theo Điều 30 nêu trên mà sẽ bị phạt lỗi chủ phương tiện theo Điều 33 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Khi đó, chủ phương tiện sẽ bị phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

 

*Hỏi : Xe em bị quá tải trọng trục xe 40% ạ. Cho em hỏi với lỗi này em và chủ xe (công ty em) bị phạt mỗi người bao nhiêu tiền ạ? Bản thân em là tài xế có bị tước bằng lái không?

Trả lời:

Căn cứ vào điểm d khoản 5, khoản 9 Điều 24 và điểm d khoản 9 điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định :

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%;

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 24 Nghị định này; “

Như vậy, trong trường hợp của bạn thì cá nhân bạn sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 01-03 tháng; còn chủ của phương tiện là công ty sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.

 

Có thể bạn quan tâm

Bình luận

Most Popular

Vì sao Viconship “chốt” mua cảng Nam Hải Đình Vũ?

Việc ký kết hợp đồng chính thức được thực hiện trong tháng 4 này. Toàn bộ quá trình bàn giao dự kiến...

Khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giữa năm 2023

Sở GTVT tỉnh An Giang đã hoàn tất các thủ tục chuyển Bộ GT Vận Tải thẩm định thiết kế xây...

Tiếp tục đề xuất lùi thời điểm áp dụng ca bin điện tử trong đào tạo giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam vừa tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lùi thời điểm bắt buộc các...

Dự kiến chi phí hơn 3.900 tỷ đồng triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu...

Recent Comments