1. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa
- Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP
-
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
-
Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;
-
Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.
2. Lộ trình để làm thủ tục cấp phù hiệu như sau:
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
-
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
-
Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
-
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
3. Công ty phải tiến hành thủ tục thực hiện bao gồm các nội dung sau:
Bước 1: Làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải do Sở Giao thông vận tải cấp.
Bước 2: Đảm bảo các xe đã gắn thiết bị giám sát hành trình.
Bước 3: Làm thủ tục xin cấp phù hiệu cho xe của công ty do Sở giao thông vận tải tại địa phương có xe cấp.
4. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý:
- Phạt tiền từ 1.000.000đ – 2.000.000đ đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.
-
Phạt tiền từ 3.000.000đ – 5.000.000đ đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
-
Điều khiển xe không có phù hiệu hoặc có nhưng đã hết hạn đối với loại xe quy định phải có phù hiệu.
-
Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.
5. Nổi đau đầu và biện pháp khắc phục của các nhà quản lý Doanh nghiệp vận tải.
Việc quản lý một Doanh nghiệp vận tải hoạt động có hiệu quả đã rất khó khăn, trong khi Nhà nước luôn cập nhật những thông tư nghị định mới nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý làm cho các nhà quản lý Doanh nghiệp bận rộn. Công tác giải quyết vấn đề nhanh gọn chính xác luôn là mục tiêu hàng đầu mà các nhà quản lý đặt ra để mục đích cuối cùng là hiệu quả kinh doanh đạt mục đích cao nhất. Vì vậy giải pháp công nghệ – Phần mềm quản lý vận tải luôn là lựa chọn hàng đầu cho công tác quản lý của nhà quản lý doanh nghiệp vận tải. Vì có thể tiết kiệm thời gian, nhân lực, luôn đảm bảo tính chính xác cao nhất và hơn hết là chức năng thông minh tự động nhắc nhở công việc và cập nhật những Thông tư, Nghị định mới của chính phủ về lĩnh vực ngành nghề để doanh nghiệp kịp thời tuân thủ theo quy định.
Có thể bạn quan tâm: