Thursday, March 28, 2024
Home Kiến thức Logistics Quy trình vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Quy trình vận tải hàng hóa bằng đường bộ

1.Vận tải hàng hóa bằng đường bộ có đặc điểm gì?

Vận tải bằng đường bộ là một loại hình vận tải được nhiều người ưa chuộng. Vậy, đặc điểm của loại hình vận tải bằng đường bộ là gì?

Vận tải bằng đường bộ là hình thức vận tải hàng hóa phổ biến và thông dụng nhất trong các loại hình vận tải. Loại hình vận tải này có những ưu điểm nổi bật là sự tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình. Ô tô trở thành phương tiện vận tải phối hợp được với hoạt động của các loại phương tiện vận tải khác như: đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.

Vận chuyển bằng đường bộ luôn chủ động về thời gian và đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hoá. Tuy nhiên hình thức vận tải này bị hạn chế bởi khối lượng và kích thước hàng hóa, không chở được những khối lượng hàng hoá lớn như vận tải hàng hóa bằng sà lan, nhưng lại khá linh hoạt với những hàng hoá có khối lượng vận chuyển không quá lớn và nhỏ.

Về chi phí các doanh nghiệp vận tải bằng đường bộ có chi phí cố định thấp do các doanh nghiệp không sở hữu hệ thống đường sá, tuy vậy chi phí biển đổi lại cao do các chi phí về nhiên liệu, và các chi phí phát sinh khác trên đường đi như: lệ phí đường sá, chi phí sữa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, chi phí trông coi hàng hoá, giao nhận hàng.

2.Quy trình vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đang là ngành mũi nhọn cùng phát triển với nền kinh tế thị trường hội nhập. Đây là hình thức vận tải phổ biến và chiếm tỉ trọng cao trong ngành vận tải ở nước ta. Những công ty vận chuyển hàng hóa hiện đại đều áp dụng các quy trình vận tải hàng hóa bằng đường bộ bài bản góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và mang lại vị thế mới cho ngành.

a. Tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng

Khách hàng gọi điện hoặc email đến cổng thông tin của các công ty vận tải và cung cấp thông tin yêu cầu. Công ty sẽ cử nhân viên đến tận nơi kiểm tra hàng hoá và đóng gói cũng như tư vấn đóng gói sản phẩm.

b. Báo giá 

Công ty vận tải sẽ xác định trọng lượng, kích thước, địa chỉ giao nhận hàng, thời gian yêu cầu vận chuyển để tính giá cước của hàng hóa. Cuối cùng là lập hợp đồng vận chuyển để cam kết ngày nhận hàng và giao hàng.

c. Điều xe để lấy hàng 

Công ty sẽ điều xe tải hoặc container đến lấy hàng tận nơi, sau đó hai bên ký biên bản giao nhận hàng hoá tại nơi nhận.

d. Vận chuyển và giao hàng tận nơi 

Nhân viên vận tải sẽ chuyên chở hàng hóa đến nơi theo yêu cầu của đơn hàng.  Hai bên Ký biên bản giao nhận hàng hoá và tiến hành tháo dỡ hàng nếu có. Bước cuối cùng là kết thúc hợp đồng theo lô và thanh toán tiền cước phí vận tải đường bộ của hàng hóa đó.

3. Phần mềm quản lý vận tải XLogis – Cẩm nang bỏ túi của các nhà quản lý vận tải.

Trong thời đại công nghệ hóa hiện đại hóa phát triển, thì việc áp dụng công nghệ vào việc quản lý quá trình vận tải hóa bằng đường bộ là nhu cầu thiết yếu để giúp các chủ Doanh nghiệp quản lý quy trình vận tải hóa một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.

Có thể bạn quan tâm :

Bình luận

Most Popular

Vì sao Viconship “chốt” mua cảng Nam Hải Đình Vũ?

Việc ký kết hợp đồng chính thức được thực hiện trong tháng 4 này. Toàn bộ quá trình bàn giao dự kiến...

Khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giữa năm 2023

Sở GTVT tỉnh An Giang đã hoàn tất các thủ tục chuyển Bộ GT Vận Tải thẩm định thiết kế xây...

Tiếp tục đề xuất lùi thời điểm áp dụng ca bin điện tử trong đào tạo giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam vừa tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lùi thời điểm bắt buộc các...

Dự kiến chi phí hơn 3.900 tỷ đồng triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu...

Recent Comments