Thursday, March 28, 2024
Home Tin tức Logistics Thực trạng ngành đường bộ và vận tải đường bộ Việt Nam

Thực trạng ngành đường bộ và vận tải đường bộ Việt Nam

I Thực trạng ngành đường bộ Việt Nam

Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng quốc gia và có tính xã hội hóa cao. Theo thống kê thì Việt Nam có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ…có tổng chiều dài hơn 222.000 km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê tông hóa, chỉ có một số ít các tuyến đường huyện lộ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa đang còn là các con đường đất. Nhìn chung sau khi đổi mới, ngành đường bộ Viêt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu lớn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế ngày càng lớn mạnh của nước nhà.

Với quy mô dân số như hiện nay cộng với tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tức mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu dân, thì áp lực đảm bảo giao thông hiệu quả và thông suốt là bài toán vô cùng khó khăn cho ngành đường bộ. Đấy là còn chưa kể đến việc hàng năm lại có thêm một lượng lớn phương tiên giao thông gia nhập vào đội ngũ phương tiện giao thông cồng kềnh vốn đã yếu kém của ngành đường bộ.

Mật độ hệ thống đường bộ của ta còn thấp, sự đồng bộ giữa các vùng miền chưa cao, tập trung chủ yếu gần biển và các thành phố lớn. Xin lấy vị dụ 2 thành phố mà vấn đề giao thông đã trở nên vô cùng nhức nhối hiên nay là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Những ai sống hoặc đã từng trú qua 2 thành phố trên hẳn từng chịu hay chứng kiến cảnh chen lấn, nhích từng mét bánh trong dòng người và phương tiện đông đúc hoạt động trên các tuyến đường nội thành, đặc biệt là vào những khung giờ cao điểm.

Song song với đó, hệ thống giao thông đường bộ liên tục xuống cấp, thậm chí nghiêm trọng, phương tiện tham gia giao thông không ngừng tăng lên. Dù những năm gần đây Nhà nước, chính phủ đã đầu tư rất nhiều cho việc mở rộng, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ nhưng nhìn chung đường sá nước ta vẫn còn nhỏ, hẹp, chắp vá; thiếu các đường vành đai, các tuyến đường cao tốc. Nhiều địa phương đường đô thị thường trở thành bãi thi công, thường ùn tắc giao thông. Hệ thống bảo đảm an toàn giao thông như sơn, vạch con lươn, biển báo… phân bổ vẫn còn thiếu hợp lý, không đồng bộ đã gây cản trở hoặc tai nạn giao thông. Đặc biệt, sự tăng nhanh về số lượng xe ôtô, xe máy trong khi tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng chưa theo kịp, khiến các con đường trở nên quá tải, tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Một trực trạng nữa thật sự là một yếu kém trong công tác quản lí giám sát xây dựng các công trình giao thông. Sự thiếu minh bạch trong quá trình đầu tư, thi công, giám sát hoàn thiện đưa vào sự dụng dẫn đến hàng loạt các công trình đã lộ chất lượng yếu kém, nhanh chóng xuống cấp chỉ trong một thời gian ngắn sau một thời gian đưa vào khai thác. Đó là tình trạng rút lõi công trình trong quá trình thi công bên phía chủ đầu tư xây dựng, là việc hối lộ, đút lót các quan chức, giới lãnh đạo trong các cơ quan, ban ngành hữu quan trong việc cấp giấy phép, cấp vốn cũng như để dễ dãi hơn trong công tác giám sát, nghiệm thu. Vụ PMU 18 dã nguôi đi nhưng nó đã thực sự để lại một vết ố vô cùng lớn trong ngành GTVT. Những số tiền lên đến triệu đô, những cái tên liên quan đến các cơ quan lớn của chính phủ, trong đó không ít là các quan chức cấp cao đã cho thấy được một phần bộ mặt đen tối dù chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” trong bộ máy lãnh đạo Viêt Nam nói chung và ngành GTVT nói riêng.

II Thực trạng ngành vận tải đường bộ Việt Nam

     1. Khái niệm vận tải đường bộ

Vận tải đường bộ được hiểu là phương thức vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện di chuyển trên bộ bao gồm các phương tiện như: xe khách, xe bồn, xe fooc, xe container, xe tải, rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo ô tô…

Vận tải đường bộ là lựa chọn hàng đầu của những chủ hàng muốn chuyển hàng trong nội thành, liên tỉnh, bắc nam… bởi đây là hình thức quan trọng và phổ biết nhất tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để vận chuyển hàng hóa những tuyến đường quốc tế thì một mình nó không thể đảm đương nổi mà cần phải kết với các phương thức khác như đường biển, đường hàng không…

Đây là hình thức chuyển hàng linh động nhất bởi vì nó có thể chuyển thẳng từ kho đến kho, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau, có thể đáp ứng được yêu cầu hàng hóa thị trường… Nên dù đang có cước phí cao nó vẫn giữ vai trò quan trọng.

     2. Thuận lợi, cơ hội ngành vận tải đường bộ Việt Nam

Nhà nước đã đang và sẽ chú trọng rất nhiều vào ngành này thông qua việc việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ để ngành phát triển tốt nhất. Cụ thể có đầy đủ 5 luật chuyên ngành; các nghị định, thông tư hướng dẫn và đã tổ chức thực hiện trong toàn ngành, các chuyên ngành.

Việc biên soạn các văn bản pháp luật này được đã lấy ý kiến rộng rãi của tổ chức, cá nhân để chỉnh lý, bổ sung do vậy rất phù hợp với thực tiễn.

Mặt khác, các chiến lược phát triển GTVT toàn ngành, quy hoạch các chuyên ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương… đã được xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện, đó chính là cơ sơ và hành lang pháp lý tốt để ngành phát triển mạnh.

Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, do vậy mà khối lượng hành khách, hàng hoá xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, quá cảnh tăng cao. Điều này đã, tạo điều kiện cho phát triển vận tải; có thể trao đổi, chia sẻ thông tin với các nước trên thế giới. Có được cơ hội học hỏi với các nước bạn chắc chắn sẽ là tiền đề để ngành phát triển mạnh.

     3. Khó khăn ngành vận tải đường bộ Việt Nam

Tuy hành lang pháp lý đã khá đầy đủ và nhà nước cũng chú trọng vào việc chuẩn hóa các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các văn bản quản lý vận tải chưa được sâu rộng, toàn diện, đồng bộ. Thêm vào đó là việc phối hợp thực hiện chưa thật chặt chẽ, thường xuyên, nhất là giữa trung ương và địa phương, giữa các cơ quan có chức năng nhiệm vụ quản lý tại cảng, đầu mối vận tải lớn làm cho việc thi hành pháp luật chưa đến nơi đến chốn.

Việc chưa có các đầu mối vận tải trung gian cũng là khó khăn để ngành này phát triển.

Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu trong quá trình vận chuyển.

Có thể bạn quan tâm:

 

Bình luận

Most Popular

Vì sao Viconship “chốt” mua cảng Nam Hải Đình Vũ?

Việc ký kết hợp đồng chính thức được thực hiện trong tháng 4 này. Toàn bộ quá trình bàn giao dự kiến...

Khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giữa năm 2023

Sở GTVT tỉnh An Giang đã hoàn tất các thủ tục chuyển Bộ GT Vận Tải thẩm định thiết kế xây...

Tiếp tục đề xuất lùi thời điểm áp dụng ca bin điện tử trong đào tạo giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam vừa tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lùi thời điểm bắt buộc các...

Dự kiến chi phí hơn 3.900 tỷ đồng triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu...

Recent Comments