Friday, April 19, 2024
Home Tin tức Logistics Sức khỏe tài xế quyết định thời hạn GPLX ?

Sức khỏe tài xế quyết định thời hạn GPLX ?

Hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư đang được xây dựng và sự liên thông các bộ ngành nên đề xuất rút ngắn thời hạn GPLX không cần thiết.

Ngày 26/8/2020, trả lời báo chí về đề xuất rút thời hạn GPLX xuống còn 5 năm thay vì 10 năm đối với hạng B, C, D1, D, BE, CE, D1E, DE trong dự thảo Luật Đảm bảo trật tự ATGT, Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền và Điều tra giải quyết tai nạn giao thông (Cục CSGT Bộ Công an) cho biết, Bộ Công an vẫn còn đang tiếp tục phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ để hoàn thiện. Đến thời điểm hiện tại, chưa phải là thời hạn cuối cùng trình dự thảo nên chưa trình lên Thủ tướng xem xét.

Còn theo Đại tá Đỗ Thanh Bình – Cục phó CSGT cho hay, mục đích của việc rút ngắn thời hạn một số hạng GPLX  là theo dõi tốt hơn diễn biến sức khoẻ của tài xế; nếu để thời gian 10 năm sẽ quá dài, trường hợp tài xế thay đổi về sức khỏe thì cơ quan chức năng không kịp cập nhật.

Với quy định hiệu lực bằng lái trong 5 năm, giả sử tài xế nào đó ốm đau, không đủ sức khỏe lái xe, cơ quan chức năng kịp thời dừng hiệu lực của bằng lái này thay vì để kéo dài tới 10 năm.

Sau khi đề xuất trên được nêu ra, Bộ Công an đã họp với các bộ ngành liên quan và thống nhất liên thông cơ sở dữ liệu về bằng lái, về sức khỏe tài xế… để làm công cụ quản lý thay vì đề xuất rút ngắn thời hạn giấy phép lái xe.

Đến nay Bộ Công an nhận thấy với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được xây dựng và sự liên thông dữ liệu của các bộ ngành khác nhau, đề xuất nêu trên không còn cần thiết.

Ngoài hệ thống sơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an còn quản lý cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm, dữ liệu tai nạn. Bộ Giao Thông Vận Tải có dữ liệu xe kinh doanh; Bộ Y tế có dữ liệu về sức khoẻ…

“Khi các loại cơ sở dữ liệu này liên thông, cảnh sát sẽ làm việc trên hệ thống thông tin điện tử để tra cứu và nắm được tình trạng sức khoẻ, bằng lái của tài xế thường xuyên, không cần phải sử dụng biện pháp quản lý hành chính khác”, ông Bình giải thích.

Trước đó, đề xuất đề xuất rút thời hạn cấp giấy phép lái xe xuống còn 5 năm của Bộ Công an, đã có nhiều chuyên gia về giao thông, lái xe không đồng tình. Trong đó, nhiều người cho việc này gây lãng phí, phiền hà cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Quyền, chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam, cho rằng thời hạn 5 năm chỉ nên áp dụng với một số hạng giấy phép lái xe, còn lại nên theo quy định như hiện nay các hạng B1 và B2 có thời hạn là 10 năm.

“Đối với người còn trẻ, sức khỏe ổn định mà rút thời hạn xuống 5 năm sẽ gây lãng phí, tốn kém, không cần thiết cho người dân. Thời hạn giấy phép lái xe hạng B giữ nguyên như hiện nay là hợp lý”- ông Quyền nói và cho rằng nếu muốn rút thời hạn giấy phép lái xe thì cơ quan quản lý nhà nước cũng cần nghiên cứu kỹ, có thể chia ra độ tuổi của lái xe.

Bình luận

Most Popular

Vì sao Viconship “chốt” mua cảng Nam Hải Đình Vũ?

Việc ký kết hợp đồng chính thức được thực hiện trong tháng 4 này. Toàn bộ quá trình bàn giao dự kiến...

Khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giữa năm 2023

Sở GTVT tỉnh An Giang đã hoàn tất các thủ tục chuyển Bộ GT Vận Tải thẩm định thiết kế xây...

Tiếp tục đề xuất lùi thời điểm áp dụng ca bin điện tử trong đào tạo giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam vừa tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lùi thời điểm bắt buộc các...

Dự kiến chi phí hơn 3.900 tỷ đồng triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu...

Recent Comments