Friday, April 26, 2024
Home Tin tức Logistics Chỉ còn 3 loại hình kinh doanh vận tải

Chỉ còn 3 loại hình kinh doanh vận tải

Theo Bộ GTVT, việc đưa ra quy định quản lý loại hình vận tải hành khách là cực kỳ khó vì ranh giới giữa các loại hình này rất mong manh.

Ghép các loại hình vận tải cùng bản chất

Luật GTĐB 2008 phân chia kinh doanh vận tải khách thành năm loại hình thì dự luật lần này chỉ còn ba loại hình gồm xe buýt, taxi và xe hợp đồng.

Trong mỗi loại hình vận tải như vậy lại chia nhỏ ra nhiều loại khác nhau hoặc ghép từ các loại hình vận tải hành khách cùng bản chất trước đây với nhau. Chẳng hạn, xe buýt sẽ có xe buýt nội tỉnh và liên tỉnh; taxi gồm taxi và vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch bằng xe dưới chín chỗ…

Những điều này là phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế về vận tải. Mặt khác, dự luật cũng quy định cho phép Chính phủ được bổ sung loại hình kinh doanh vận tải.

“Gộp chung rồi lại… chẻ ra thì rất phức tạp”

Dự luật cần nghiên cứu phân chia thêm các loại hình vận tải hành khách. Bởi rõ ràng là thời gian qua, vận tải hành khách có nhiều bất cập trong điều kiện rất phức tạp.

“Càng phức tạp càng phải chia nhỏ quản lý, nếu phức tạp mà đem gộp lại thì lại không đáp ứng nhu cầu quản lý. Chẳng hạn nếu gộp xe buýt liên tỉnh với vận tải đường dài là không phù hợp. Gộp chung rồi sau lại… chẻ ra thì rất phức tạp” – ông Quyền nói.

Sau bài phát biểu của ông Quyền, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ (chủ trì hội thảo) đã lý giải: Luật GTĐB 2008 chia vận tải hành khách thành năm loại hình và có vẻ cũng bất cập, không theo kịp, nguyên nhân là vì cách phân chia ấy không đúng bản chất vấn đề.

“Trong dự luật lần này, chúng tôi quy các loại hình vận tải hành khách theo bản chất. Đó là taxi, xe buýt và xe hợp đồng. Từ đó, chúng tôi sẽ quy định chi tiết cho các loại hình” – ông Thọ nói.

Vẫn theo Thứ trưởng Thọ, dư luận vừa qua có nêu rất nhiều tình trạng xe hợp đồng trá hình. “Cơ quan quản lý nhà nước chúng tôi nghĩ mãi về vấn đề này. Đưa ra quy định là cực kỳ khó bởi ranh giới các loại hình vận tải hành khách rất khó phân biệt. Khi rõ bản chất rồi thì chúng tôi mới đưa ra quy định chi tiết được” – Thứ trưởng Thọ cho hay.

Không nên kiểm soát đơn vị cung cấp phần mềm

Có lẽ vấn đề “xe hợp đồng trá hình” mà Thứ trưởng Thọ nêu ở trên có liên quan đến ứng dụng kết nối vận tải. Bởi vậy, dự luật đưa ra quy định rằng: Phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải đảm bảo chỉ cho phép người lái xe thực hiện nhiều thao tác để nhận chuyến khi xe dừng hoặc khi xe đang chạy thì người lái xe chỉ phải thao tác một nút bấm để nhận chuyến xe.

Ông Phan Bá Mạnh, CEO của An Vui (một nhà cung cấp nền tảng công nghệ cho lĩnh vực vận tải), đề nghị bỏ quy định này khỏi dự luật. Bởi theo ông Mạnh, có lẽ mục đích của quy định này là không cho phép cung cấp dịch vụ phần mềm đặt chỗ. Ý đồ của quy định là muốn kiểm soát xe dù, bến cóc… Trong thời buổi công nghệ thông tin như hiện nay thì làm cho các dịch vụ này khó kiểm soát hơn.

“Có lẽ vì không kiểm soát được xe dù, bến cóc… thì các anh quay sang quản lý đơn vị cung cấp phần mềm” – ông Mạnh thẳng thắn.

Theo ông Mạnh, doanh nghiệp (DN) cung cấp ứng dụng, phần mềm kết nối vận tải hoạt động theo luật đầu tư và các quy định về thông tin – truyền thông. Khi được đặt hàng thì DN sẽ làm phần mềm. Còn về ứng dụng công nghệ thông tin, theo ông Mạnh, không thể kiểm soát bằng các biện pháp hữu hình được.

Vẫn theo ông Mạnh, kiểm soát các vấn đề này cũng hết sức đơn giản, vì đã là hợp đồng điện tử thì một cơ quan như Tổng cục Đường bộ hoàn toàn có thể “đón” được dữ liệu điện tử và kiểm soát tốt các hợp đồng điện tử này.

Bình luận

Most Popular

Vì sao Viconship “chốt” mua cảng Nam Hải Đình Vũ?

Việc ký kết hợp đồng chính thức được thực hiện trong tháng 4 này. Toàn bộ quá trình bàn giao dự kiến...

Khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giữa năm 2023

Sở GTVT tỉnh An Giang đã hoàn tất các thủ tục chuyển Bộ GT Vận Tải thẩm định thiết kế xây...

Tiếp tục đề xuất lùi thời điểm áp dụng ca bin điện tử trong đào tạo giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam vừa tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lùi thời điểm bắt buộc các...

Dự kiến chi phí hơn 3.900 tỷ đồng triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu...

Recent Comments