Saturday, April 20, 2024
Home Tin tức Logistics Phí 'đè' doanh nghiệp vận tải: Giảm phí để tăng sức cạnh...

Phí ‘đè’ doanh nghiệp vận tải: Giảm phí để tăng sức cạnh tranh

1.Phí cầu đường ‘đè’ doanh nghiệp

Phí cầu đường quá cao chưa kể tình trạng phí chồng phí đẩy chi phí vận tải (logistics) của VN vào top đắt đỏ nhất thế giới không chỉ khiến doanh nghiệp vận tải điêu đứng mà còn làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước.

2.Cao hơn phí nhiên liệu

Theo thống kê mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics VN (VLA), dịch vụ logistics ở VN hiện có quy mô 20 – 22 tỉ USD/năm, chiếm gần 20,9% GDP của cả nước. Tỷ trọng này ở VN cao gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu (14%). Trong đó, khâu quan trọng nhất là vận tải chiếm từ 40 – 60% chi phí logistics.

Tính toán của Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM cho biết ngoài các loại phí cố định, phí cầu đường BOT còn cao hơn cả phí nhiên liệu cho cùng một quãng đường vận chuyển vì các trạm thu phí dày đặc. Đơn cử, khi chở hàng từ các cảng ở Q.7 (TP.HCM) đi Vũng Tàu, chi phí nhiên liệu cho chuyến hàng chỉ khoảng 750.000 đồng/60 lít dầu, trong khi phí cầu đường cho cả lượt đi và về là 800.000 đồng. “Nghịch lý này đang tạo gánh nặng cho doanh nghiệp (DN)”,

Xung quanh tất cả các cửa ngõ của TP.HCM, từ QL1 về Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh hay đi các tỉnh miền Tây đều có các trạm thu phí, đa phần nằm trên các đường độc đạo, gây tốn kém rất nhiều cho DN. Bên cạnh đó, các DN vận tải hiện nay còn rơi vào tình trạng phí chồng phí khi phải chịu cả phí bảo trì đường bộ cũng rất cao. Hiện 1 xe tải phải đóng hơn 17 triệu đồng/năm phí bảo trì đường bộ. 1 DN chỉ cần có 10 xe đã phải tốn gần 180 triệu đồng/năm chi phí bảo trì đường bộ, góp phần làm tăng chi phí của DN.

3.Không chạy vẫn phải đóng phí

Đóng phí cao nhưng hệ thống hạ tầng hiện hữu lại chưa đáp ứng được, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh của các DN. Một doanh nghiệp có thể chạy 2 chuyến hàng/ngày trong nội đô TP.HCM, nhưng tình trạng kẹt xe xảy ra liên miên, khiến mỗi ngày chỉ chạy được 1 chuyến hàng.

4.Kiến nghị giảm phí cầu đường để tiết giảm chi phí logistics

Chiếm từ 40 – 60% chi phí logistics, phí vận tải quá cao hiện nay là nút thắt lớn ảnh hưởng đến giá thành hàng hóa, chi phí chuỗi giá trị hàng hóa và năng lực cạnh tranh của hàng hóa VN.

Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) dịch vụ logistics VN (VLA) cho rằng cơ quan quản lý cần tập trung vào việc giảm các chi phí có thể tác động được thuộc quyền ban hành chính sách như giá nhiên liệu, phí cầu đường, phí BOT… và có biện pháp điều chỉnh thị phần của các loại hình vận tải để giảm tải cho đường bộ.

Cụ thể, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM Nguyễn Văn Chánh kiến nghị Chính phủ xem xét giảm 30% phí bảo trì đường bộ cho các DN vận tải hàng hóa, đặc biệt đối với các xe chở hàng khối lượng lớn. Bên cạnh đó, thay đổi cách tính toán chi phí tại các trạm BOT hiện nay. Theo ông Chánh, các chủ đầu tư BOT hiện nay khi tính toán giá vé đưa cả tiền lãi ngân hàng vào và chưa quyết toán công trình cộng các yếu tố khác nên chi phí BOT cao, chưa phù hợp với lợi ích của các DN vận tải. “Cần có những ưu đãi, giảm giá BOT cho các xe vận tải hàng hóa. Nhanh chóng áp dụng thu phí điện tử công khai, minh bạch tại tất cả các trạm BOT trên cả nước để xảy ra tiêu cực”, ông đề xuất và nhấn mạnh để gỡ khó cho DN vận tải, cần sự vận động thay đổi từ cả DN lẫn nhà nước. Đối với DN, nhanh chóng tự cải tiến các phương thức, ứng dụng khoa học công nghệ… để nhanh chóng quay vòng phương tiện, tăng năng suất vận chuyển. Nhà nước ngoài xem xét giảm chi phí cầu đường, cần tính toán lại trong quy hoạch, đầu tư các cảng kết nối đường sắt, đường thủy, quy hoạch khu công nghiệp từ nơi sản xuất đến nơi vận chuyển gần, giảm thời gian vận chuyển, giảm quãng đường, từ đó giảm chi phí cho DN.

5.Phân luồng hàng về các cảng

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải, nhận định hiện nay hàng đổ về cảng Cát Lái gây rất nhiều hệ lụy, tắc nghẽn cả dưới nước và trên bờ, tăng chi phí vận tải gấp nhiều lần. Cần có những chính sách để phân bố luồng hàng về các cảng khác như Cái Mép, Hiệp Phước… để giảm tải Cát Lái.

Cục Hàng hải kiến nghị Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu rà soát áp dụng chính sách ưu đãi về phí hàng hải (tàu trọng tải dưới 50.000 DWT) để khuyến khích tàu feeder (tàu ghim hàng) tuyến nội Á ghé Cái Mép, phát triển cụm cảng Cái Mép – Thị Vải thực sự trở thành cảng “đầu mối” trung chuyển quốc tế. Đồng thời xem xét giảm phí, mật độ đặt trạm thu phí BOT qua các trạm từ TP.HCM đi Vũng Tàu, giảm phí đường bộ qua 3 trạm thu phí trên các trục đường bộ kết nối khu vực Cái Mép – TP.HCM. Đồng thời tổ chức bán vé tháng linh hoạt hơn tại tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (vé tháng tính theo đúng số ngày từ thời điểm khách hàng mua vé) để giảm phí cho các phương tiện vận chuyển container giao nhận tại Cái Mép.

Đồng thời cũng kiến nghị Bộ GTVT ban hành thông tư thay thế quyết định về biểu khung giá dịch vụ tại cảng biển để bảo đảm tính cạnh tranh và thu hút nguồn hàng tại cảng khu vực đồng bằng sông Cửu Long và bến cảng Cái Mép.

Có thể bạn quan tâm:

 

 

Bình luận

Most Popular

Vì sao Viconship “chốt” mua cảng Nam Hải Đình Vũ?

Việc ký kết hợp đồng chính thức được thực hiện trong tháng 4 này. Toàn bộ quá trình bàn giao dự kiến...

Khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giữa năm 2023

Sở GTVT tỉnh An Giang đã hoàn tất các thủ tục chuyển Bộ GT Vận Tải thẩm định thiết kế xây...

Tiếp tục đề xuất lùi thời điểm áp dụng ca bin điện tử trong đào tạo giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam vừa tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lùi thời điểm bắt buộc các...

Dự kiến chi phí hơn 3.900 tỷ đồng triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu...

Recent Comments