Wednesday, May 15, 2024
Home Blog Page 24

Hà Nội: Sắp dùng vé điện tử đi buýt nhanh BRT

0

Dự kiến từ ngày 10/10, Hà Nội triển khai thí điểm vé điện tử trên tuyến buýt nhanh (BRT) 01 Kim Mã – Yên Nghĩa, tiến tới liên thông trên toàn hệ thống xe buýt có trợ giá.

 

Công nghệ hiện đại nhất, giá vé không đổi

  • Ông Nguyễn Công Nhật, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, đang cùng TCT Viễn thông Viettel tích cực triển khai để có thể đưa vào thí điểm hệ thống thẻ vé điện tử trên tuyến buýt nhanh từ ngày 10/10.

  • Vé điện tử sẽ được áp dụng đối với khách vé lượt và khách vé tháng sử dụng 1 tuyến. Riêng vé tháng liên tuyến, do chưa áp dụng trên toàn mạng buýt nên khách vẫn mua tem vé tháng như bình thường.

  • Khi khách hàng mua tem, Transerco sẽ dán vào mặt sau của vé một QR code và khách sẽ dùng QR code đó để sử dụng khi ra vào nhà chờ.

  • Thẻ vé điện tử được áp dụng công nghệ mới nhất hiện nay, đang phổ biến ở hầu hết các nước tiên tiến như: Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore…

  • Đáng lưu ý, theo ông Nhật, dù ngày 10/10 mới chính thức thí điểm, nhưng liên danh Transerco – Viettel đã triển khai thử từ ngày 25/9, áp dụng chủ yếu trong khung giờ thấp điểm để khách làm quen với loại hình thẻ vé mới.

  • Nhanh hơn, tiện hơn lại không phải mất thời gian mua vé, trả tiền theo lượt.

  • “Sẽ cần thời gian để hành khách thích ứng dần dần. Cái gì mới cũng không dễ tiếp nhận, dù đó là xu hướng tất yếu, là văn minh, hiện đại”.

  • Tích hợp luôn thành ví điện tử, ngoài việc mua vé tàu còn có thể mua sắm các loại hàng hóa khác. Có như vậy mới có thể triển khai rộng và tạo tiện ích lớn cho người dân được.

Lợi cho người dân, thuận cho quản lý

  • Khi có hệ thống hoàn chỉnh, người dân sẽ không mất thời gian đến các điểm nạp thẻ như hiện nay mà có thể tự động nạp tiền qua Internet banking.

  • Khi đưa công nghệ hiện đại vào thì cái được dễ nhận thấy nhất là giải quyết được tất các bài toán về xử lý dữ liệu thông tin.

  • “Hiện, giá vé xe buýt thấp nhất là 7.000 đồng nhưng nếu áp dụng hệ thống thẻ vé mới, con số này có thể chỉ là 3.000 – 4.000 đồng nếu đi chặng ngắn”, ông Nhật khẳng định.

  • Thậm chí nhờ công nghệ này thì có thể áp dụng các chương trình giảm giá, khuyến mại với khách đi nhiều.

  • Việc áp dụng thẻ vé điện tử là cần thiết để giảm bớt thời gian mua vé, khách lên xe không phải móc tiền lẻ ra để mua vé, chỉ cần quẹt thẻ. Việc kiểm soát vé cũng dễ dàng hơn. Nếu dùng tem như hiện nay thì nhân viên trên xe phải kiểm lại xem vé tháng đúng chưa, có đúng người đi không. Vào giờ cao điểm thì rất khó kiểm soát.

Mua vé điện tử như thế nào?

  • Để có thẻ vé điện tử cũng như nạp tiền vào thẻ vé, hành khách có thể liên hệ trực tiếp tại các nhà chờ BRT tại BX Kim Mã, Núi Trúc, Hoàng Đạo Thúy và bến xe Yên Nghĩa.

  • Khách hàng làm mới hoặc đổi vé điện tử 1 tuyến có thể đăng ký trực tuyến tại website http://timbus.vn/Ticket hoặc ứng dụng “Timbus” trên thiết bị di động.

  • Khách sử dụng vé tháng 1 tuyến: Khách đi thẳng vào quẹt thẻ tại cổng soát vé để vào nhà chờ; khi xuống xe quẹt thẻ để ra khỏi nhà chờ.

  • Khách sử dụng vé tháng liên tuyến: Khách trình/thẻ vé tháng liên tuyến, nhận vé kiểm soát, quẹt thẻ tại cổng để vào nhà chờ; giữ vé trong suốt chuyến đi, khi xuống xe quẹt vé để ra khỏi nhà chờ.

  • Khách sử dụng vé lượt mua vé, quẹt vé tại cổng để vào nhà chờ; giữ vé trong suốt chuyến đi, khi xuống xe quẹt vé để ra khỏi nhà chờ.

Có thể bạn quan tâm:

 

Đà Nẵng đề xuất làm cảng Liên Chiểu hơn 32.000 tỷ đồng

0

Lãnh đạo Đà Nẵng đề xuất xây dựng cảng Liên Chiểu để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao, chuyển cảng Tiên Sa sang phục vụ du lịch.

Sáng 24/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt TP. Đà Nẵng, nghe báo cáo về vấn đề đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu.

Theo báo cáo của lãnh đạo Đà Nẵng, thành phố này là đầu mối vận tải biển của các tỉnh miền Trung. Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng lượng hàng của cảng Đà Nẵng đạt 16,2%/năm (22,6%/năm với hàng container) và dự báo sẽ đạt khoảng 10 triệu tấn vào năm 2020, đạt khoảng 30 triệu tấn vào năm 2030.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc

Năm 2018, dự kiến sản lượng hàng qua cảng Đà Nẵng ước đạt 8,4 triệu tấn. Lượng hàng này sẽ vượt mức năng lực của khu bến Tiên Sa, Sơn Trà (Thọ Quang) sau năm 2020 và đặc biệt là vượt qua khả năng đáp ứng của hạ tầng giao thông kết nối cảng đi qua nội đô Đà Nẵng.

Việc này gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng tới môi trường, tác động tiêu cực đến môi trường du lịch và đời sống nhân dân trên địa bàn. Thời gian gần đây, lưu lượng vận chuyển hàng hóa từ cảng Tiên Sa qua một số tuyến đường nội đô của Đà Nẵng tăng cao, gây ùn tắc giao thông cục bộ, làm xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng làm chết người, đồng thời làm mất mỹ quan và an toàn đô thị…

Từ đó, lãnh đạo TP. Đà Nẵng cho rằng cần khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu. Sau khi có cảng Liên Chiểu sẽ sớm chuyển đổi công năng Cảng Tiên Sa thành cảng du lịch, chỉ tiếp nhận các tàu 5 sao cỡ lớn đến tham quan Đà Nẵng.

Theo tính toán, dự án cảng Liên Chiểu có quy mô 220 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 32.860 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (đến năm 2022) có tổng mức đầu tư hơn 7.370 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự chủ động của lãnh đạo Đà Nẵng về đề xuất, thúc đẩy đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu thay cho cảng Tiên Sa. Thủ tướng nhất trí cho rằng đây là vấn đề cấp bách, cần thiết.

Phối cảnh cảng nước sâu Liên Chiểu

Mặt khác, cảng Tiên Sa có sóng giao thoa lớn, đặc biệt là mực nước thấp nên tàu lớn không vào được.

Thủ tướng yêu cầu các bộ liên quan và TP. Đà Nẵng có văn bản báo cáo, làm rõ, thống nhất về vấn đề chủ đầu tư dự án và một số thủ tục liên quan khi mà dự án có quy mô hơn 32.000 tỷ đồng.

Thủ tướng hoan nghênh TP. Đà Nẵng và Bộ Giao thông Vận tải đã có chủ trương ngay từ đầu về việc xã hội hóa mạnh mẽ trong xây dựng cảng Liên Chiểu và đến nay có nhiều doanh nghiệp mong muốn đầu tư vào đây.

Vị trí xây dựng cảng nước sâu Liên Chiểu (chấm đỏ).

Ông lưu ý công tác quy hoạch dự án phải làm bài bản, cập nhật thông tin mới nhất về phát triển cảng trên thế giới, tránh tư duy cũ, lạc hậu như việc chia các bến cảng quá nhỏ, khiến tàu lớn không thể cập cảng, do mỗi cảng có các chủ đầu tư khác nhau.

Có thể bạn quan tâm :

Bộ Giao thông – Vận tải: Không ủng hộ việc xây dựng cầu cảng Vũng Rô

0

Trả lời về đề xuất xây dựng cầu cảng Vũng Rô, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị tỉnh Phú Yên nên cân nhắc.

Chiều 8/10, Đoàn công tác của Bộ Giao thông – Vận tải do Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Yên về tình hình phát triển giao thông và công tác đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi làm việc, trả lời về đề xuất xây dựng cầu cảng Vũng Rô, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị tỉnh Phú Yên nên cân nhắc.

Trước những đề nghị bồi thường cho các hộ dân có nhà bị ảnh hưởng rung nứt khi thi công Quốc lộ1A, Bộ trưởng Bộ Giao thông -Vận tải cho biết đã tiến hành kiểm đếm xong số lượng nhà dân bị ảnh hưởng và sẽ tiến hành đền bù trong tháng 12 tới bằng nguồn kinh phí của nhà đầu tư.

Bộ Giao thông – Vận tải sẽ chủ động phối hợp với tỉnh thực hiện việc nâng cấp và xây dựng nhà ga sân bay Tuy Hòa mới nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách.

Về đầu tư xây dựng nâng cấp cầu cảng với quy mô 5 ngàn tấn tại Vũng Rô, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giao Cục Hàng hải nghiên cứu thật kỹ vì nguồn hàng hiện nay không đáp ứng khi nâng cấp xong.

Có thể bạn quan tâm :

Phần mềm Quản lý vận tải XLogis

0

XLogis – Container

– Kế hoạch

 

– Xếp xe

– Nhật ký đỗ dầu

– Các loại báo cáo

+Dịch vụ Trucking

  • Bảng lương

  • Báo cáo lãi lỗ theo xe

  • Công nợ phải trả

  • Bảng Lương tài xế

  • Bảng kê thanh toán vận chuyển(NCC)

  • Bảng kê theo dõi đổ dầu nhà cung cấp

  • Bảng kê thanh toán xe thuê ngoài

  • Bảng kê chi tiết vận chuyển (Doanh thu+Chi phí)

  • Báo cáo hiệu quả HĐKD theo chuyến

  • Báo cáo tổng hợp hiệu quả đội xe

  • Bảng ứng lương tài xế

  • Bảng kê công nợ khách hàng

  • Báo cáo tổng hợp sửa xe …

 

XLogis – Đội xe

– Thông tin xe

– Hồ sơ xe

 

– Đỗ dầu

 

 

– Báo cáo

  • Phân bổ xe

  • Danh sách xe và mooc

  • Tình hình vỏ xe, sử dụng xe

  • Báo cáo nhập – xuất – tồn ( vỏ xe + khác )

  • Báo cáo chi tiết sửa xe

  • Nhật ký thay nhớt

  • Nhật ký đổ dầu

 

 

Hãy Gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và dùng thử phần mềm 7 ngày miễn phí.

 

Công ty TNHH Tin Học Phương Bắc

47B Nguyễn Thượng Hiền, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Phone : 0283 5500116                       Hotline : 0978 39 53 53 ( Mr Tuấn )

 

 

Cao tốc Nội Bài – Lào Cai cấm xe trong 38 km do cầu hư hỏng ngày 5/9/2018

0

Sau tai nạn khiến ôtô bốc cháy, cầu hư hỏng nặng, nhà chức trách cấm xe hai chiều tại đoạn qua huyện Trấn Yên (Yên Bái).

 


Phạm vi cấm đường khoảng 38 km theo cả hai chiều từ nút giao IC12 (Văn Phú, Trấn Yên, Yên Bái) đến nút giao IC14 (Mậu A, thành phố Yên Bái). Xe khi đến các nút giao trên được lực lượng chức năng hướng dẫn, phân luồng đi vào đường nhánh theo quốc lộ 70 rồi nhập lại vào cao tốc ở các nút giao kế tiếp. Chiều 6/9, lãnh đạo Công ty Cổ phần vận hành và bảo trì đường cao tốc cho biết, vụ tai nạn giữa ôtô 5 chỗ và xe bồn chở xăng đã khiến một cây cầu trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đoạn qua huyện Văn Yên, Yên Bái bị hư hỏng nặng. 20h ngày 5/9 sau khi khảo sát, đơn vị đã quyết định đóng cầu, cấm các phương tiện để đảm bảo an toàn.

Lãnh đạo Công ty Cổ phần vận hành và bảo trì đường cao tốc đánh giá cầu hư hỏng nặng, “khó có thể khắc phục và sửa chữa”. Đơn vị đang bàn phương án xây lại hoàn toàn và phải mất từ một đến hai tháng.

Trước đó, chiều 5/9, xe bồn chở xăng chạy trên cao tốc theo hướng về Hà Nội, khi qua huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã va chạm với ôtô 5 chỗ rồi đâm hỏng lan can đường, lao xuống cầu. Xe lật ngửa rồi bốc cháy. Người trên xe kịp thoát ra ngoài.

Chiếc xe bồn sau đó cháy trơ khung sắt, nhiều mét lan can cứng của cây cầu bị bắn văng xuống kênh, một số đoạn dầm bê tông cầu bị bong tróc và nứt gãy.

Có thể bạn quan tâm

 

Đầu năm 2019 sẽ thi công cao tốc nối Đồng Nai – Lâm Đồng

0

Ngày 22/8, Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lâm Đồng cho biết, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời về việc triển khai thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.

Theo đó, dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài 200 km, dự kiến cần nguồn vốn lớn. Nếu đầu tư đầy đủ tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn thì tổng chi phí dự kiến cần 65.000 tỷ đồng (bao gồm cả chi phí giải tỏa mặt bằng).

Bộ Giao thông chia dự án thành 3 phần, dự kiến hoàn thành các đoạn thiết yếu trước năm 2020. Trong đó, phần thứ nhất, đoạn Dầu Giây – Tân Phú, qua tỉnh Đồng Nai, dài khoảng 60 km, mặt đường rộng 17 m. Phần này được đầu tư giai đoạn 1 với tổng vốn khoảng 7.000 tỷ đồng theo hình thức BOT.

Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự kiến được phê duyệt vào đầu quý 3 năm 2018. Sau đó, cơ quan chức năng sẽ tổ chức đấu thầu quốc tế, dự kiến hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư và bắt đầu thực hiện vào đầu 2019.

Phần thứ hai, đoạn Tân Phú – Bảo Lộc, nằm ở hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng với chiều dài khoảng 66 km, mặt đường rộng 17 m, vốn đầu tư khoảng 17.000 tỷ đồng.

Với đoạn đường này, Bộ Giao thông không kêu gọi đầu tư BOT mà đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư huy động vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Phần cuối, đoạn Bảo Lộc – Liên Khương nằm ở tỉnh Lâm Đồng, dài 73 km, mặt đường rộng 17 m, vốn đầu tư khoảng 13.000 tỷ đồng. Nếu thực hiện theo hình thức BOT, Nhà nước cần hỗ trợ ngân sách trên 3.000 tỷ đồng mới đảm bảo khả năng hoàn vốn.

Hiện, hồ sơ đề xuất dự án đã cơ bản hoàn thành nhưng chưa thể phê duyệt do chưa cân đối được nguồn vốn. Do đó, Bộ Giao thông sẽ tiếp tục phối hợp UBND tỉnh Lâm Đồng làm việc với các Bộ, ngành liên quan để xây dựng kế hoạch phù hợp và cân đối nguồn vốn làm cơ sở triển khai.

Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương thuộc quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020. Tuyến đường được xây dựng nhằm kết nối Lâm Đồng với TP HCM, Đồng Nai, các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời thay thế Quốc lộ 20 đang bị quá tải với hơn 15.000 lượt xe mỗi ngày.

Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng đánh giá, đây là dự án giao thông đặc biệt quan trọng với tỉnh, kỳ vọng tạo bước đột phá về hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân và phát triển kinh tế, du lịch.

Có thể bạn quan tâm :

“Không sửa được cầu Thăng Long, cả ngành mắc cỡ với dân”

0

Tại cuộc họp về phương án sửa chữa cầu Thăng Long sáng 6/9, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ, cho biết bê tông nhựa mặt cầu Thăng Long đang bị trượt trên bản thép gây xô dồn, nứt ngang mặt cầu. Trước đây Liên Xô làm lớp chống thấm và dính bám bằng keo đặc biệt phun lên bản thép, sau đó cải đá dăm tạo nhám gắn vào lớn keo này và thảm bê tông nhựa lên.

Trong đợt sửa chữa năm 2009, đơn vị thi công đã bóc lớp tạo nhám, làm lại lớp chống thấm mặt cầu, tuy nhiên, việc này không đạt yêu cầu. Xe chạy gây lực trượt làm cho lớp bê tông mặt đường dồn ụ mấp mô và các vết nứt làm nước thấm xuống phá hoại bê tông nhựa. Mặt cầu cũng có các vết nứt dọc. Một phần nguyên nhân là do lưu lượng, tải trọng xe qua cầu vượt quá thiết kế ban đầu.

Theo ông Lê Kim Thành, Cục trưởng Quản lý chất lượng và công trình giao thông, có hai nhóm nguyên nhân gây nứt. Một là sau 30 năm sử dụng, kết cấu chịu lực của 15 nhịp dàn thép đã biến dạng, gây ra các vết nứt dọc. Hai là dính bám giữa lớp bê tông nhựa và mặt thép suy giảm.

Ông Thành đề xuất kiểm tra toàn diện cầu. Các cầu lớn trên thế giới thường được kiểm tra toàn diện sau 5-10 năm song ở nước ta chưa tiến hành lần nào. Sau khi đánh giá, nếu cầu Thăng Long bị suy giảm kết cấu thì phải sửa kết cấu trước sau đó mới sửa chữa mặt cầu.

Về phương án sửa, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho biết, cơ quan này đã làm việc với các chuyên gia trong nước và đưa ra 5 nhóm giải pháp. Ngoài ra, Tổng cục đã liên hệ với các chuyên gia Nga từng thiết kế và xây dựng cầu Thăng Long. Phía bạn cho biết sẽ cử đại diện đến Việt Nam làm việc từ ngày 17-21/9 để đưa ra giải pháp.

Bước đầu, chuyên gia khẳng định tuổi thọ của lớp phủ mặt cầu khi Liên Xô xây dựng tối đa là 18 năm. Thực tế, mặt cầu Thăng Long đã khai thác được 24 năm mới bắt đầu sửa chữa.

Theo Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể, thời gian qua đã có nhiều đợt sửa chữa mặt cầu nhưng chưa đáp ứng kỳ vọng, chưa đảm bảo êm thuận.

Ông Thể cho rằng, việc nghiên cứu dự án sửa chữa tổng thể cầu Thăng Long lần này là yêu cầu bắt buộc. Việc sửa chữa phải bền vững ít nhất 10 năm trở lên. Các đơn vị tham gia phải chịu trách nhiệm về chất lượng cầu.

“Cầu Thăng Long không sửa được thì cả ngành giao thông mắc cỡ với dân. Chúng ta có bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư ở các viện, đơn vị mà mặt cầu Thăng Long sửa chữa không xong”, ông Thể nói.

Bộ trưởng Thể chỉ đạo mời chuyên gia Nga và ưu tiên đơn vị trước kia đã xây dựng cầu Thăng Long vì họ có nền tảng khoa học phát triển và “là người thật, việc thật”. Ông đồng thời yêu cầu thành lập một tổ công tác chuẩn bị đề cương, đưa ra mục tiêu thảo luận với các chuyên gia Nga.

Tổng cục Đường bộ và Cục Đường sắt được giao kiểm định lại toàn bộ cầu để đánh giá những biến động của kết cấu. Ngoài ra, để mặt cầu êm thuận khi chưa sửa chữa toàn diện, các đoạn mặt đường bị hư hỏng sẽ được sửa tạm từng phần.

Cầu Thăng Long cao 2 tầng, dài khoảng 3,1 km, gồm phần cầu chính dài 1,6 km với 15 nhịp dàn thép. Bề rộng mặt cầu 20 m chia 4 làn xe cơ giới, còn lại hai bên là đường bộ công vụ, mỗi bên rộng 2 m. Cây cầu này nằm trên tuyến đường huyết mạch từ Hà Nội đi các tỉnh Đông và Tây Bắc.

Lần kiểm tra gần đây cho thấy, mặt cầu bị rạn nứt khoảng 8.700 m2. Diện tích hằn lún dưới 2,5 cm là 1.300 m2; từ 2,5 đến 7 cm là 570 m2. Vạch sơn mòn, sơn tim đường bị biến dạng, 4 trong 8 khe co giãn cầu bị hư hỏng, đang được che tạm bằng tấm thép.

 

Có thể bạn quan tâm :

 

BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận được vay hơn 6.800 tỷ đồng

0

Sau 5 năm chậm tiến độ do thiếu vốn, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận dài 51 km được tái khởi động.

Ngày 15/6, Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận ký kết hợp đồng tín dụng để triển khai cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.

Ông Dương Quang Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty cho hay, tổng vốn đầu tư của dự án là 9.600 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của nhà đầu tư chiếm 30% với 2.800 tỷ đồng, còn lại hơn 6.800 tỷ đồng vốn vay.

“Dự án đang khẩn trương triển khai trên toàn tuyến, đã giải ngân hơn 1.700 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng và xây lắp, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2020”, ông Châu nói.

Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận kết nối với cao tốc TP HCM – Trung Lương

Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, dự án Trung Lương – Mỹ Thuận triển khai rất chậm trong 5 năm qua. Trong khi đó, nếu đoạn cao tốc này hoàn thành sớm thì các dự án còn lại sẽ được đẩy nhanh tiến độ, “đây là mong mỏi của hàng chục triệu người dân Đồng bằng sông Cửu Long”.

Ông Thể cũng cho biết, Bộ Giao thông đã kiến nghị Chính phủ và Quốc hội triển khai cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ để kết nối đồng bộ với cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Quốc hội đã bố trí 5.500 tỷ để xây cầu Mỹ Thuận 2; năm nay Bộ sẽ giao thầu dự án Mỹ Thuận – Cần Thơ.

Đoạn cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận dài 51 km, đi qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang gồm Châu Thành, Tân Phước, Cai Lậy, Cái Bè và Thị xã Cai Lậy. Điểm đầu dự án tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối cao tốc TP HCM – Trung Lương), điểm cuối tại nút giao với quốc lộ 30.

Có thể bạn quan tâm:

25.000 tỷ đồng đầu tư mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

0

Đơn vị tư vấn trong nước đề xuất phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất với chi phí thấp hơn Tư vấn Pháp khoảng 10.000 tỷ đồng. 

Tại cuộc họp ngày 9/5, ông Nguyễn Bách Tùng – Giám đốc Công ty tư vấn và thiết kế công trình hàng không (ADCC), cho biết trên cơ sở phương án quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất do Tư vấn Pháp (ADPi) lập và đã được Thủ tướng thông qua, đơn vị đang triển khai quy hoạch chi tiết có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Về tổng thể, tại khu phía bắc, ADCC cơ bản giữ toàn bộ quy hoạch của ADPi trên khu vực sân golf, có điều chỉnh lại một số diện tích đất quốc phòng; quy hoạch lại sân đỗ theo hướng tuyến tính để tiết kiệm diện tích đất mà không giảm số vị trí đỗ so với phương án của ADPi, đồng thời giữ phương án đầu tư đường lăn như của Tư vấn Pháp.

Ngoài ra, ở phía bắc do toàn bộ là sân golf, mặt cỏ và nhiều hồ nên khả năng thoát nước tốt, thay vì bê tông hóa, đơn vị tư vấn đề nghị xây công viên và hồ điều hòa. Tại khu vực phía nam, tư vấn đề nghị điều chỉnh quy mô nhà ga T3, chỉ xây dựng trên diện tích 120.000m2 thay vì 200.000m2 như phương án của ADPi song vẫn đảm bảo năng lực khai thác 20 triệu khách mỗi năm.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Về giao thông tiếp cận, tư vấn trong nước thống nhất với phương án của ADPi đã lập cũng như dự án của TP HCM, đồng thời đề xuất xây dựng thêm cầu vượt từ đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi, qua đường Thăng Long xuống đường Phan Thúc Diện và cầu vượt từ đường C12 theo quy hoạch qua đường Cộng Hoà, Trường Chinh sang đường Lê Trọng Tấn.

ADCC dự kiến chi phí triển khai quy hoạch trên khoảng 25.000 tỷ đồng, trong đó xây dựng nhà ga T3 là hơn 7.600 tỷ, sân đường máy bay hơn 5.200 tỷ, nhà ga hàng hoá hơn 3.000 tỷ, còn lại là hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm; tổng chi phí thấp hơn phương án của ADPi (hơn 35.700 tỷ đồng).

Thứ trưởng Giao thông Lê Đình Thọ đã yêu cầu, đồ án quy hoạch phải thực hiện hiệu quả khai thác cao nhất, ít ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng, với người dân, thể hiện tính bền vững cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Ông chỉ đạo Tư vấn ADCC cập nhật bản vẽ thuyết minh, Cục Hàng không thẩm định lại đồ án để trình Bộ Giao thông, xin ý kiến các bộ, ngành liên quan trước ngày 21/5.

Trước đó tại phiên họp Thường trực Chính phủ ngày 28/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định chủ trương mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo đề xuất của Công ty Tư vấn ADPi (Pháp). Theo phương án này, nhà ga hành khách sẽ được xây dựng thêm ở phía nam với diện tích sàn 200.000 m2.

Diện tích đất phía bắc, trong đó có sân golf và 16 ha đất do Bộ Quốc phòng quản lý, sẽ được sử dụng để xây dựng công trình phụ trợ, như nhà ga hàng hóa, sửa chữa máy bay, logistic và chế biến suất ăn từ năm 2025 trở đi.

Chính phủ giao Bộ Giao thông phối hợp với Công ty Tư vấn Pháp rà soát để chỉnh sửa quy hoạch hiện hữu, hoàn thiện phương án của đơn vị tư vấn.

Bộ có trách nhiệm tìm nguồn vốn và hoàn thiện hồ sơ pháp lý để nhanh chóng khởi công xây dựng nhà ga mới sớm nhất, nhằm giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất hiện đã vượt 44% công suất quy hoạch đến năm 2020.

Có thể bạn quan tâm:

Dự án mở rộng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ vướng giải tỏa mặt bằng

0

Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ là tuyến huyết mạch cửa ngõ phía nam của Hà Nội, có lưu lượng phương tiện lớn hàng ngày nên thường ùn tắc giao thông. Để giải quyết ùn tắc và nâng cao chất lượng mặt đường, Bộ Giao thông đã phê duyệt Dự án cải tạo và mở rộng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ dài 29km theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư ban đầu 6.731 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 nâng cấp mặt đường có tổng vốn đầu tư 1.973 tỷ đồng, đã hoàn thành năm 2016.

Giai đoạn 2 có tổng vốn đầu tư 4.757 tỷ đồng, bao gồm mở rộng cao tốc từ 4 lên 6 làn xe, chiều rộng nền đường 33,5m, theo kế hoạch ban đầu sẽ đưa vào khai thác đầu năm 2018.

Tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ dự kiến hoàn thành mở rộng đầu năm 2018 nhưng hiện chưa xong giải phóng mặt bằng. 

Ngày 13/5, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã đi kiểm tra dự án mở rộng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ (nhà đầu tư) cho biết, theo kế hoạch, TP Hà Nội cam kết bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án trước 21/9/2016, sau đó, gia hạn đến 31/10/2017. Tuy nhiên do chậm tiến độ giải tỏa, Hà Nội tiếp tục cam kết hoàn thành mặt bằng vào 30/4. Hiện dự án còn hơn 2km mặt bằng trên tuyến chính và 5,3km đường gom chưa được địa phương bàn giao cho các nhà thầu thi công.

Cũng theo ông Khôi, các vị trí còn vướng mặt bằng tương đương 11 điểm hẹp trên tuyến, thuộc địa phận 3 huyện Thanh Trì, Thường Tín và Phú Xuyên (Hà Nội). Đây là mặt bằng cần phải xử lý nền đất yếu và tường chắn, đường gom, do vậy nếu mặt bằng được bàn giao trước 30/6 thì dự án kết thúc phần xây lắp vào cuối năm 2018.

Dự án cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ mở rộng còn 2km chưa giải phóng mặt bằng

Tại buổi kiểm tra, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể đề nghị không để tình trạng chậm trễ tiếp diễn. Ông yêu cầu Ban quản lý dự án Thăng Long, nhà đầu tư phối hợp chặt với chính quyền địa phương tập trung giải quyết, xử lý các điểm còn vướng mặt bằng đồng bộ trên cả tuyến chính và đường gom, chi trả một lần cho người dân. Theo ông Nguyễn Sỹ Tuyến, Phó chủ tịch UBND huyện Thường Tín, phần đất nông nghiệp của huyện nằm trong mặt bằng thi công dự án đã cơ bản được bàn giao hết, chỉ còn phần đất thổ cư, huyện cố gắng bàn giao toàn bộ mặt bằng vào cuối tháng 5.

Lãnh đạo Bộ giao Cục Quản lý chất lượng công trình giám sát chặt chẽ tiến độ thi công các hạng mục của dự án, nhà thầu nào làm không nghiêp túc phải bị phê bình và sẽ loại ra khỏi các dự án sắp tới chuẩn bị đấu thầu.

Có thể bạn quan tâm: