Monday, April 29, 2024
Home Blog Page 32

Phân biệt giữa MBL và HBL

0
Phân biệt giữa MBL và HBL
Phân biệt giữa MBL và HBL

Vận đơn đường biển tên tiếng anh là Bill of lading, thường được gọi ngắn gọn là Bill, B/L là một loại chứng từ trong Logistics chuyên chở bằng đường biển, do người chuyên chở cho shipper khi đã nhận được hàng, hoặc do người đại diện (hãng tàu) cấp sau khi đã xếp hàng lên tàu.

Phân biệt giữa MBL và HBL
Phân biệt giữa MBL và HBL

Để dễ dàng kiểm soát hàng hóa, người ta chia ra làm 2 loại B/L đó là Master Bill (MBL) và House Bill (HBL), điều này gây nhầm lẫn, khó phân biệt cho bạn đọc cũng như nhân viên trong nghề. Hôm nay mình sẽ tổng hợp lại cách phân biệt 2 loại B/L này để mọi người hiểu rõ hơn.

Master Bill : là loại bill do hãng tàu ( người sở hữu tàu ) phát hành cho shipper có nghĩa là shipper đứng tên trực tiếp trên bill và có thể hiện logo của hãng tàu. Có 2 trường hợp:

  • Khách gửi hàng có thể trực tiếp liên hệ và gửi hàng cho hãng tàu, lúc này KH sẽ trực tiếp nhận MBL.  Lúc này Shipper đứng tên chủ hàng, consignee là tên người mua hàng thực thụ
  • Khách gửi hàng cho Forwarder, nhưng khách muốn nhận MBL chứ không muốn nhận HBL, lúc này Forwarder chỉ đóng vai trò môi giới, nhận book tàu giùm khách. Lúc này Shipper là tên công ty Forwarder, consignee là tên đại lý của công ty Forwarder tại nước sở tại

House Bill : Là loại bill do công ty Forwarder phát hành cho shipper, trên bill có thể hiện logo của công ty Forwarder chứ không có logo của hãng tàu. Trên HBL shipper là chủ hàng và consignee là người mua hàng thực thụ

Sau khi shipper nhận được MBL hoặc HBL gốc sẽ gửi qua cho consignee để nhận hàng. Đó là trên lý thuyết, còn thường thì shipper sẽ đổi bill gốc lấy surrender bill để telex release qua cho consignee cho tiện, phí telex release mất khoảng 200k.

Một số điểm khác nhau giữa MBL và HBL

  1. HBL là do Forwarder phát hành nên dễ chỉnh sửa hơn so với MBL có thể tùy ý chỉnh sửa theo nhu cầu của shipper.
  2. Tuy nhiên HBL lại rủi ro hơn MBL nhiều, vì khi có rủi ro nếu có MBL gốc thì shipper có thể kiện hãng tàu được, còn HBL gốc không có hiệu lực đỗi với hãng tàu, chỉ có hiệu lực giữa shipper và forwarder mà thôi.
  3. MBL có 1 dấu và chữ kí, HBL có thể có 2 (1 của người gom hàng và 1 có thể của người chuyên chở xác nhận việc đã xếp hàng lên tàu)
  4. MBL ghi cảng đi đến, HBL ghi nơi giao nhận.
  5. Trên mặt MBL ghi tên, logo hãng tàu còn HBL ghi tên, logo người giao nhận.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về MBL và HBL và không bị nhầm lẫn giữa 2 loại bill này.

Có thể bạn quan tâm:

Hình thức Nhập CIF – Xuất FOB là gì mà doanh nghiệp VN đang áp dụng?

0
Hình thức Nhập CIF – Xuất FOB là gì mà doanh nghiệp VN đang áp dụng?
Hình thức Nhập CIF – Xuất FOB là gì mà doanh nghiệp VN đang áp dụng?

Ở các nước phát triển, khi xuất khẩu (XK) hàng hóa, người xuất khẩu thường tìm mọi cách để giao hàng với điều kiện giá CIF, khi nhập khẩu (NK), người nhập khẩu lại luôn đàm phán để mua được hàng theo điều kiện giá FOB. Tuy nhiên ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh XNK đang thực hiện theo phương thức ngược lại: xuất hàng theo giá FOB và nhập theo giá CIF. Điều này đã trở thành tập quán trong kinh doanh XNK ở Việt Nam từ nhiều năm nay.

Hình thức Nhập CIF – Xuất FOB là gì mà doanh nghiệp VN đang áp dụng?
Hình thức Nhập CIF – Xuất FOB là gì mà doanh nghiệp VN đang áp dụng?

Vậy đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến “thói quen”  này?

-Vận tải biển Việt Nam chưa đủ mạnh:

Các doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải và đại lý vận tải vẫn chưa mở rộng ra thị trường nước ngoài. Mạng lưới vận tải biển của Việt Nam ở nước ngoài còn quá ít, hệ thống quản lý thưa thớt, giá cước vận chuyển cao trong khi so sánh với mặt bằng giá cước của các đội tàu vận tải biển nước ngoài. Mặt khác, đội tàu thường cũ nát, các tàu có độ tuổi tương đối cao (phần lớn trong khoảng 10 đến 20 tuổi, thậm chí có những tàu từ 25 đến 30 tuổi), tàu lạc hậu nên mức tiêu hao nhiên liệu cao, chi phí cho sửa chữa lớn, điều này tiếp tục là nguyên nhân kéo giá vận tải tăng.

-Ngành bảo hiểm chưa thực sự có uy tín:

Đội ngũ cán bộ bảo hiểm được đào tạo chưa nhiều, do đó khi giải quyết khiếu nại của khách hàng thường lúng túng, kéo dài thời gian bồi thường, điều này làm giảm uy tín của công ty bảo hiểm. Vốn của các công ty bảo hiểm còn ít, vì vậy khi số tiền bảo hiểm lớn thường phải tái bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm nước ngoài. Cách tính phí bảo hiểm chưa hợp lý, khiến cho các công ty XNK nhận thấy quyền lợi của họ khi được bồi thường không thỏa đáng.

-Chưa có sự đồng bộ giữa các ngành:

Do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giưa chủ hàng, chủ tàu, và các nhà bảo hiểm Việt Nam, nên nhiều khi có tình trạng có hàng để xuất nhưng lại thiếu tàu chở (xuất than, gạo,..) hoặc ngược lại (đói hàng). Trong khi đó ở nước ngoài sự liên kết giữa các doanh nghiệp X-NK, vận tải và bảo hiểm rất gắn bó vì lợi ích bản thân và quốc gia của họ. Thậm chí có những khách hàng nước ngoài chấp nhận mua CIF (hoặc CFR) bán FOB nhưng với điều kiện chúng ta phải thuê tàu tại những hãng tàu của họ, muốn tạo sự liên kết này cần sự hỗ trợ của Nhà nước, sự hỗ trợ này đóng vai trò rất quan trọng và mang tính quyết định.

-Các doanh nghiệp XNK sợ rủi ro trong thuê tàu và mua bảo hiểm:

Do xuất FOB và bán CIF, các doanh nghiệp Việt Nam không phải thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro như giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp.. vì sợ những rủi ro đó nên chúng ta nhượng lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho khách hàng nước ngoài.

-Thiếu kiến thức kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm:

Nhiều nhà kinh doanh XNK Việt Nam chưa nắm vững nghiệp vụ thuê tàu và bảo hiểm, họ cũng không có mối quan hệ với tất cả các hãng vận tải và các công ty bảo hiểm, để lựa chọn người chuyên chở và có uy tín trên thị trường. Đặc biệt khi hàng hóa có số lượng lớn phải thuê tàu chuyên để chở, nghiệp vụ thuê tàu rất phức tạp, trình độ cán bộ của nhiều doanh nghiệp chưa thể đáp ứng được.

Hiểu sai về điều kiện FOB và CIF: theo điều kiện FOB thì việc giao hàng tại cảng bốc hàng, còn theo điều kiện CIF thì việc giao hàng tận cảng đến cho người mua chính. Vì vậy nhiều doanh nghiệp cho rằng “xuất FOB an toàn hơn và thanh toán nhanh hơn CIF và nhập CIF an toàn và được thanh toán nhanh hơn FOB”. Thực tế, theo INCONTERMS 2010, trong cả điều kiện FOB và CIF (kể cả CFR) người bán chỉ chịu rủi ro và các phí tổn phát sinh liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Việc thanh toán tiền hàng nhanh hay chậm hoàn toàn tùy thuộc vào quy định trong hợp đồng chứ không phụ thuộc vào điều kiện FOB hay CIF.

-Các doanh nghiệp XNK gặp khó khăn về vốn, doanh nghiệp Việt Nam còn yếu thế trong giao dịch thương mại:

Vốn của nhiều doanh nghiệp để XK hay NK một lô hàng là vốn đi vay từ các ngân hàng, họ không đủ vốn để trả cước phí vận tải và bảo hiểm. Bên cạnh đó, hàng XK của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc sơ chế có giá trị thấp nên tỷ lệ cước phí so với tiền hàng khá lớn. Thông thường tiền cước vận chuyển chiếm từ 7% đến 10% giá CIF của hàng hóa, nhưng do hàng XK của người Việt Nam người cồng kềnh, giá trị thấp, nên tỷ lệ này thường cao hơn (có mặt hàng lên tới 50%).

Khi XK giá FOB (NK giá CIF) người XK (người NK) không phải lo về thuê tàu, phương tiện, thu xếp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa… điều này phù hợp với những công ty kinh doanh XNK mới thành lập, còn thiếu kinh nghiệm và điều kiện tài chính còn yếu.

Một số giải pháp:

Một là: Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ về điều kiện giá CIF và FOB trong XNK hàng hóa. Đẩy nhanh hơn nữa việc chuyển đổi hình thức sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thương trường. Từ đó, đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối đa tất yếu sẽ trở thành mục tiêu quan trọng nhất cần phải theo đuổi. Với mục tiêu đó, việc nghiên cứu và tìm mọi phương án để thay đổi phương thức trong kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Khi các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn hiện nay chuyển đổi thành công ty cổ phần và hoạt động kinh doanh không có sự bảo hộ của Nhà nước, đi tiên phong thực hiện phương thức “mua FOB, bán CIF” sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp khác thực hiện theo.

Hai là: Doanh nghiệp XNK thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Các doanh nghiệp XNK nhỏ, cùng loại hình, có mối quan hệ tin cậy nên  “bắt tay” kết hợp với nhau trong những giao dịch thương mại, tập hợp vốn để thực hiện thành công những thương vụ nhập FOB – xuất CIF.

Ba là: cần có quy hoạch phát triển một cách khoa học, hợp lý và đầu tư đủ mạnh cho việc nâng cấp lực lượng vận tải biển Việt Nam để đủ sức vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi các nước trên thế giới và ngược lại với độ an toàn cao, giá cước hợp lý. Đây là nhân tố quan trọng nhất để các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu yên tâm khi trao gửi hàng hóa của mình cho nhà vận tải khi xuất khẩu, nhập khẩu.

Bốn là: các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực logicstic cần nhanh chóng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức về thương mại quốc tế để hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khi thực hiện “mua FOB, bán CIF”. Đó cũng chính là bước chuẩn bị quan trọng để chiếm lĩnh thị trường logicstic khi chúng ta mở cửa thị trường này cho các nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2014.

Năm là: các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và các doanh nghiệp kinh doanh logicstic không nên thụ động chờ đợi sự thay đổi mà cần hợp tác chặt chẽ với nhau tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thay đổi phương thức giao, nhận hàng. Nếu những khó khăn ban đầu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc thay đổi phương thức giao, nhận hàng được tư vấn, hỗ trợ và vượt qua, chắc chắn rằng, “mua FOB, bán CIF” sẽ trở thành phổ biến và thị phần bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được “trả lại” cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu, kinh doanh logicstic cũng sẽ tăng lên.

 

Có thể bạn quan tâm :

Hợp đồng FOB là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua

0
Hợp đồng FOB là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua
Hợp đồng FOB là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua

Trong thương mại quốc tế hợp đồng FOB (Free On Board) hay còn gọi là giá FOB là hình thức bán hàng mà người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định là đã hoàn thành trách nhiệm. Điều kiện FOB chỉ áp dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với phương tiện vận chuyển đường thủy, đặc biệt trong vận chuyển hàng hóa đường biển trên thế giới.

Theo hợp đồng FOB người bán giao hàng qua lan can tàu là đã hoàn thành trách nhiệm. Thời gian, địa điểm xếp hàng là do trong booking mà người mua đã book tàu. Tất nhiên địa điểm và thời gian này đã được thỏa thuận trong hợp đồng FOB. Đồng thời rủi ro được chuyển giao tại thời điểm hàng đã lên tàu.

Trong thuật ngữ dân logistics thì XUẤT FOB người bán không được quyền book tàu, NHẬP FOB thì người nhập được quyền book tàu.

Hợp đồng FOB là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua
Hợp đồng FOB là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua

Quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán trong hợp đồng FOB :

Người bán : Chịu trách nhiệm khai báo hải quan làm thông quan cho lô hàng, đóng hàng, giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tàu. Đồng thời chịu trách nhiệm trả các phí local charges (THC, Seal, Bill) tại cảng load hàng. Những trách nhiệm phát sinh trước thời điểm hàng đã lên tàu thuộc về người bán.

Người mua : Chịu trách nhiệm book tàu, gởi booking cho người bán thông qua fax hoặc email, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin ngày tàu chạy, địa điểm xếp hàng… Khi hàng đến thì người mua cũng phải đóng những phí local charges phát sinh tại cảng đến như : THC, phí D/O

Nếu người mua không cung cấp đầy đủ thông tin ngày tàu chạy, địa điểm xếp hàng… thì người mua phải chịu những hậu quả gì ?

Trong Incoterms chỉ quy định thời điểm chuyển rủi ro chứ không quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. Do đó để xác định được hậu quả pháp lý mà bên mua phải chịu thì tùy thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng cũng như tùy thuộc vào luật áp dụng.

Nếu luật áp dụng là LTM VN 2005 thì có các chế tài theo điều 292. Theo công ước Viên 1980 thì gồm có hủy hợp đồng, bồi thường thiệt hại và buộc thực hiện hợp đồng một cách thực sự.

Có thể bạn quan tâm:

CIF là gì trong ngoại thương?

0

Trả lời câu hỏi CIF là gì có lẽ khá đơn giản với người có kinh nghiệm về xuất nhập khẩu hoặc thủ tục hải quan. Tuy nhiên, với người mới vào nghề hoặc những ai không trong lĩnh vực này thì đây có thể là một từ xa lạ.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ xuất nhập khẩu cơ bản này.

1.Khái niệm CIF là gì

CIF là viết tắt của điều kiện giao hàng, có nghĩa là giao hàng tại cảng dỡ hàng: Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Nó thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó, chẳng hạn: CIF Hai Phong.

Về cơ bản, nó phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.

Trong ví dụ trên với CIF Hải Phòng, bạn hiểu rằng người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hải Phòng, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từ địa điểm giao hàng này.

2.Chuyển giao rủi ro ở đâu?

Với điều kiện CIF, bạn cần lưu ý rằng rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ.

Người mua mới là người được bảo hiểm. Vì thế, nếu tổn thất xảy ra trên đường vận chuyển, người mua chứ không phải người bán đứng ra đòi bảo hiểm.

Nói cách khác, với điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.

Khi làm thủ tục hải quan cho khách hàng, tôi thấy có nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu Việt Nam nghĩ rằng cứ mua CIF cho chắc và nhàn, vì chỉ cần nhận hàng tại cảng ở Việt Nam mà không cần lo gì trên chặng trước đó.

Thực tế thì không hẳn như vậy. Như trên đã nói, người bán trả chi phí, nhưng họ không chịu trách nhiệm và rủi ro cho chặng đường biển. Có xảy ra tổn thất, người nhập khẩu Việt Nam phải tự làm việc với bảo hiểm, mà thường là đại lý của công ty bảo hiểm nước ngoài (do người bán đã chọn tại nước họ). Tình thế đó khá là không thuận lợi. Vì vậy, trong quá trình thương thảo cho hợp đồng nhập khẩu CIF về Việt Nam, bạn nên lưu ý trao đổi trước về công ty bảo hiểm, và công ty này có đại lý ở Việt Nam hay thành phố bạn làm việc không.

3.Điều kiện giao hàng khác

Tất nhiên ngoài CIF còn các điều kiện khác để áp dụng phù hợp với các phương thức vận tải, địa điểm giao hàng, chuyển giao chi phí, rủi ro…

Với Incoterms 2000, có 13 điều kiện giao hàng tất cả, Incoterms 2010 giảm xuống còn 11.

Dưới đây là những điều kiện phổ biến khác sử dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển:

  • ExWork – Giao hàng tại nhà máy. Người mua nhận hàng tại nhà máy của người bán, sau đó chịu chi phí, rủi ro, và làm mọi thủ tục cần thiết để đưa hàng về nước nhập khẩu.
  • FOB – Giao hàng lên tàu. Người bán giao hàng cho người mua qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. (Tôi thấy khá nhiều người thắc mắc FOB là gì, cũng tương tự như câu hỏi với điều kiện CIF). Ví dụ: nếu công ty bạn xuất khẩu theo điều kiện FOB Hải Phòng, nghĩa là bạn sẽ giao hàng cho người bán tại cảng này, sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan và giao hàng cho hãng tàu.
  • CFR – Tiền hàng và cước phí. Gần giống như điều kiện CIF, nhưng người bán không mua bảo hiểm cho hàng.
  • DDU – Giao hàng tại đích chưa nộp thuế. Người bán giao hàng tại địa điểm của người mua ở nước nhập khẩu, nhưng chưa nộp thuế phát sinh tại nước nhập khẩu.
  • DDP – Giao hàng tại đích đã nộp thuế. Gần giống như DDU, nhưng người bán nộp thuế nhập khẩu và các thuế phát sinh tại nước nhập khẩu. Trường hợp này, người mua chỉ việc phối hợp với người bán làm thủ tục nhập khẩu, và nhận hàng.

Có thể bạn quan tâm:

Tổng quan về Logistics

0
Tổng quan về Logistics
Tổng quan về Logistics

Hiện nay, thuật ngữ Logistics ngày càng được sử dụng rông rãi,  tuy nhiên, Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất. Logistics có thể được định nghĩa là một quá trình tối ưu hóa về thời gian và chi phí trong việc chuyển dịch hàng hóa hay thông tin liên quan tới khâu đầu vào (nguyên nhiên liệu vật tư) và khâu đầu ra (sản phẩm cuối cùng) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; hiểu một cách đơn giản là dịch vụ giao, nhận và lưu trữ hàng hóa.

Tổng quan về Logistics
Tổng quan về Logistics

Hoạt động của Logistics cơ bản bao gồm:

Nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng .

Các dịch vụ của Logistics bao gồm:

Dịch vụ vận tải; dịch vụ kiểm tra và phân tích kĩ thuật, dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng và một số dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.Hiện nay, dịch vụ logistics đã ảnh hưởng đến nền kinh tế các quốc gia do tính tác động trực tiếp đến hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ khác trong xã hội, hơn nữa dịch vụ logistics còn xuất hiện với vị trí là công đoạn không thể thiếu của bất cứ quá trình sản xuất, kinh doanh nào và hiện hữu ở khắp mọi nơi như Vinatrans, Sotrans,…ở Việt Nam và trên thế giới như TNT, DHN, Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOLLogistics…
Có thể bạn quan tâm:

Logistics là gì?

0

Logistics là gì? Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

1.Vậy logistics là gì?

Trước khi trích dẫn định nghĩa mang tính học thuật, tôi xin nêu cách hiểu ngắn gọn: Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.

Có thể minh họa sự kết hợp của logistics đầu vào và đầu ra trong sơ đồ sau:

Logistics có thể tạm dịch một cách không sát nghĩa là “hậu cần”, nhưng có lẽ đến nay Tiếng Việt chưa có thuật ngữ tương đương. Chúng ta có thể chấp nhận từ logistics như một từ đã được Việt hóa, cũng tương tự như nhiều từ khác trong thực tế đã chấp nhận như container, marketing…

2.Lịch sử logistics

Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác. Công việc “hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics.

Trong thế chiến thứ hai, vai trò của “logistics” càng được khẳng định. Đội quân hậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội Đức. Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược, và quân nhu đúng địa điểm, đúng thời gian, bằng những phương thức tối ưu. Nhờ phát huy ưu thế về công tác hậu cần mà Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh. Cũng trong thời gian này, nhiều ứng dụng về logictics đã được phát triển và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, mặc dù đã có ít nhiều thay đổi để phù hợp với môi trường sản xuất kinh doanh.

3.Logistics trong luật Việt Nam

Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2005, và được phiên âm (một cách khá “ngộ nghĩnh”) theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”. Điều 233 Luật thương mại nói rằng:

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

4.Định nghĩa mang tính học thuật

Hiện có nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ logistics. Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy đủ như sau:

“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”

5.Phân biệt với “Chuỗi cung ứng”

Nếu logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng như định nghĩa trên, thì phần còn lại là gì? Phân biệt logistics và chuỗi cung ứng như thế nào? Hay nói cách khác, logistics khác gì với chuỗi cung ứng?

Để có căn cứ phân biệt, ta quay trở lại với khái niệm “chuỗi cung ứng” cũng của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng. Hãy xem họ định nghĩa thế nào:

“Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.”

Nếu so sánh hai định nghĩa trên, có thể thấy sự khác nhau cơ bản. Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất.

6.1PL, 2PL, 3PL, 4PL là gì vậy?

Khi nói đến logistics, bạn có thể hay nghe các công ty dịch vụ nhận mình là 3PL (Third Party Logistics provider), nghĩa là Công ty cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3. Câu hỏi đặt ra là: 3PL là gì nếu họ là bên thứ 3, vậy còn các bên thứ nhất (1PL), thứ hai (2PL), hay bên thứ tư (4PL) là gì? Ta cùng xem từng khái niệm.

1PL: là người cung cấp hàng hóa, thường là người gửi hàng (shipper), hoặc là người nhận hàng (consignee). Các công ty tự thực hiện các hoạt động logistics của mình. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với từng địa phương.

2PL: là người vận chuyển thực tế, chẳng hạn như hãng tàu, hãng hàng không, hãng xe tải

3PL: là người cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ logistics cho khách hàng, họ thường đảm nhiệm một phần, hay toàn bộ các công đoạn của chuỗi cung ứng.

4PL: Thuật ngữ 4PL lần đầu tiên được công ty Accenture sử dụng, và công ty này định nghĩa như sau: “A 4PL is an integrator that assembles the resources, capabilities, and technology of its own organization and other organizations to design, build and run comprehensive supply chain solutions.”

7.Ví dụ về dịch vụ logistics

Dưới đây là ví dụ về dịch vụ logistics cho công ty May 10, trích đăng từ bài viết trên diễn đàn Vietship của thành viên có tên Dangerous Goods.

Công ty May 10 sản xuất và phân phối quần áo đi khắp nơi trong và ngoài nước, giao hàng đến tận nơi, đến tận giá bán hàng của các đại lý bán buôn, bán lẻ, thu hồi sản phẩm hư hỏng, lỗi, bán thanh lý hàng hết mốt, sale, promotion..v.v..

Những việc cơ bản họ phải làm hàng ngày là làm hợp đồng, đặt mua vải, chỉ, cúc, khóa, đinh, dây.v.v… ở trong, ngoài nước và sẽ ở nhiều nước khác nhau, nhiều thành phố khác nhau (vì không thể mua toàn bộ phụ kiện ở 1 nước, 1 thành phố được vì giá cả, mẫu mã, chất lượng ở mỗi nơi sẽ có 1 ưu thế, mỗi 1 sản phẩm sẽ dùng 1 loại phụ kiện đặc biệt hoặc 1 loại vải theo đúng style của đơn hàng đó và sẽ phải mua nhiều loại ở nhiều thành phố khác nhau, rồi sợ chiến tranh, thiên tai,…..)

Công việc vận hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng sẽ có những đơn hàng theo lịch trình lập trước gửi cho các công ty vận tải (công ty logistics) đến giờ này, ngày này, tháng này công ty May 10 sẽ cần bao nhiêu cont vải của Italy, bao nhiêu kg cúc của Hàn Quốc, bao nhiêu chỉ từ nhà máy trong Biên Hòa chuyển ra để làm đơn hàng A trong bao nhiêu ngày,… Căn cứ theo Order của may 10, công ty vận tải lên kế hoạch và trao đổi cùng May 10 để quyết định ngày nào thì nhập cái gì trước, bằng đường nào, có thể kết hợp hay ghép hàng với đơn hàng khác hoặc của đơn vị khác hay không, v.v…, mục đích nhằm tiết kiệm tiền vận chuyển tối đa cho May 10, kịp tiến độ sản xuất hàng ngày mà lại không mất nhiều chi phí lưu kho (việc này thì công ty May 10 không thể có điều kiện ghép hàng, không có hệ thống đại lý toàn cầu và có phương án làm tốt bằng đơn vị vận tải được).

Nếu mọi việc đều xuôn xẻ, công nhân không ai ốm, điện không bị mất, không mưa, không bão, không động đất, không thay đổi đơn hàng, kiểu dáng, không thừa thiếu, không thay đổi giá cả, không có sự cạnh tranh, đổi nhà cung cấp vv và vv…. thì công ty vận tải cứ thế mà làm và thu tiền.

Nhưng, lúc nào cũng sẽ có chữ “nhưng”, sẽ có lúc 1 trong những nguyên nhân khách quan đem đến, May 10 buộc phải nhập nguyên phụ liệu gấp để kịp về sản xuất, đây là lúc các anh chị vận tải sẽ phải đưa ra phương án tối ưu cho khách hàng, đi bằng gì Sea (LCL; FCL), Truck, Rail, Sea-Air hay Air… Vậy là các công ty giao nhận vận tải (công ty logistics) phải tham gia sâu hơn vào công việc sản xuất kinh doanh của May 10.

Hàng sản xuất ra sẽ cần đến 1 hãng tàu, 1 công ty Logistics hay 1 cty FWD nào đó cho 1 vài anh chị khéo miệng đến nói dăm ba câu phải trái, hạ giá, nâng hoa hồng để giành việc vận chuyển nhưng, lại có 1 chữ “nhưng”, cạnh tranh thế thì khó lắm, công ty đang làm vận tải cho may 10 họ phải dán tem mã, đánh số từng sản phẩm, từng thùng hàng, từng đơn hàng, từng lô hàng, còn 1 số động tác nữa xin được bỏ qua, họ phải quét mã để có số liệu hàng hóa để đưa lên mạng của công ty vận tải và để cùng quản lý lượng hàng, phụ liệu vào/ ra với May 10 nữa.

Hàng chuẩn bị ra lò rồi thì kế hoạch phân phối đi nội địa bao nhiêu, nước ngoài bao nhiêu, cửa hàng này bao nhiêu sản phẩm, cửa hàng kia bao nhiêu sản phẩm thì các anh vận tải cũng có rồi, lúc này thì công ty vận tải sẽ lên kế hoạch đóng đơn nào, đi đâu trước, có thể có hàng lẻ, hàng cont, hàng bộ, hàng Air nhưng các anh hàng không hoặc các anh hãng tàu hay các anh bảo là có Contract giá tốt đợi đấy mà vào cạnh tranh được (các anh có thể làm sub-contract thôi thì được) vì công ty vận tải người ta đã làm bao nhiêu công đoạn có lãi rồi, nếu cần cạnh tranh bằng giá, họ sẵn sàng cạnh tranh giá thấp hơn và sẽ sử dụng dịch vụ của hãng vận tải giá cao/ dịch vụ tốt hơn ông giá rẻ/ dịch vụ kém và hơn nữa họ có 1 loạt công cụ mà hãng vận tải trực tiếp không bao giờ cạnh tranh được thì chắc chắn May 10 sẽ không bỏ công ty vận tải trọn gói kia được và lúc đó hãng vận tải trực tiếp chỉ đi săn đón các ông làm vận tải trọn gói cho các nhà máy như May 10.

Hàng chuyển đến cảng đích rồi việc của công ty logistics lại tiếp tục làm thủ tục hải quan, chuyển hàng đến kho phân phối hoặc chuyển trực tiếp đến từng cửa hàng đặt sản phẩm hoặc đại lý bán hàng cho May 10…v.v…

Công ty logisitcs có thể thu tiền, ghi lại báo cáo lượng hàng tiêu thụ, hàng tồn, hàng đổi, bảo hành, yêu cầu chuyển thêm hàng vào ngày mai,….v.v… cho may 10 từ đó May 10 có kế hoạch sản xuất, phân phối, thu đổi, bảo hành, khiếu nại nhà cung cấp vật liệu,…. và báo cho công ty vận tải kế hoạch vận chuyển, thị trường này đang cần hàng này, không cần hàng kia, thị trường này bán ế move qua thị trường khác để clear hàng. Đơn nào còn đang nằm trong kho, đơn nào đã ra thị trường và nằm tại shop nào, ngày tháng nào thì Sale, promotion đơn nào, loại gì. Tất cả, tất cả những sản phẩm của May 10 đang nằm tại đâu, đất nước nào, thành phố nào, kho hàng nào đều được công ty vận tải quản lý và cập nhật thay đổi hàng ngày với May 10. Thậm chí các công việc tìm kiếm mở rộng thị trường phân phối tại các nước, các yêu cầu, phản hồi từ các đại lý bán hàng, từ công tác thị trường, từ khách hàng công ty vận tải có thể giúp May 10 luôn vì công ty vận tải họ có hệ thống toàn cầu, biết về các công ty bản địa nên thuận lợi hơn trong việc cầu nối thương mại.

Có thể bạn quan tâm:

XLogis – Giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp vận tải của bạn.

I.Logistics là gì?

Trước khi trích dẫn định nghĩa mang tính học thuật, tôi xin nêu cách hiểu ngắn gọn: Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.

Có thể minh họa sự kết hợp của logistics đầu vào và đầu ra trong sơ đồ sau:

 

Nguồn: vlr.vn

Logistics có thể tạm dịch một cách không sát nghĩa là “hậu cần”, nhưng có lẽ đến nay Tiếng Việt chưa có thuật ngữ tương đương. Chúng ta có thể chấp nhận từ logistics như một từ đã được Việt hóa, cũng tương tự như nhiều từ khác trong thực tế đã chấp nhận như container, marketing…

II.Logistics trong luật Việt Nam

Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2005, và được phiên âm (một cách khá “ngộ nghĩnh”) theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”. Điều 233 Luật thương mại nói rằng: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

III.Vận tải là gì?

Vận tải là một ngành vật chất đặc biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, nhằm hoán đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác một cách an toàn và nhanh chóng.

Nói một cách đơn giản, Vận tải là hoạt động di chuyển một đối tượng như hàng hóa, hành khách từ một địa điểm này đến một địa điểm khác. Nó là một ngành sản xuất đặc biệt, luôn đồng hành cùng sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, giải quyết những vấn đề sản xuất kinh doanh và lưu thông phân phối cho mỗi nước và toàn cầu bằng khoa học công nghệ hiện đại.

Logistics luôn gắn kết với giao thông vận tải trong sản xuấtt và lưu thông hàng hóa. Nguyên vật liệu sản xuất chở từ vùng nguyên liệu đến nơi sản xuất bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển,…Hàng hóa tiêu dùng tại các chợ, siêu thị được vận chuyển bằng đường biển, đường bộ. Tất cả các quá trình trong chuỗi logistics được kết nối với nhau bằng hoạt động vận tải.

IV. Vai trò của vận tải trong logistics

Người vận chuyển (nhà vận tải) là đối tác của logistics bởi lẽ người cung ứng dịch vụ logistics phải lựa chọn phương án vận tải cho từng lô hàng sao cho đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với giá cả hợp lý. Trong thực tế, dòng lưu chuyển của vật chất phục vụ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rất phức tạp vì nguồn cung ứng vật liệu cho quá trình sản xuất có thể từ nhiều nới, các địa điểm sản xuất, hệ thống kho, các điểm buôn bán lẻ cũng được đặt rải rác tại nhiều địa điểm khác nhau. Đó là lý do làm chi phí vận tải chiếm phần chính trong chi phí logistics, việc cắt giảm chi phí vận tải có tầm quan trọng trong việc cắt giảm chi phí logistics.

Với khách hàng, những tiêu chí mà họ quan tâm nhất trong quá trình phân phối sản phẩm là an toàn, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý. Việc này đặt ra yêu cầu cho nhà vận tải là phải biết tổ chức, phối hợp giữa các phương thức vận tải, gửi và nhận hàng hóa đối với từng phương thức. Vai trò của từng loại hình vận tải trong dây chuyền logistics được thể hiện như sau:

  • Vận tải ô tô:mang tính triệt để cao, có thể vận chuyển từ cửa tới cửa. Vận tải ô tô giúp thu gom, giao trả hàng hóa tại các vị trí xa cảng, ga hoặc các điểm tập kết hàng. Vận tải đường bộ linh hoạt trong quá trình vận chuyển, không phụ thuộc vào giờ giấc.
  • Vận tải đường sắt cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa. Đường sắt có thể vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, với vận tốc ổn định và giá thành thấp hơn đường bộ.
  • Vận tải hàng không:Do ưu điểm nổi trội của vận tải bằng đường hàng không đối với các lô hàng có giá trị cao, yêu cầu vận chuyển nhanh chóng để đảm bảo chất lượng. Những ưu thế về tốc độ của vận tải hàng không đã góp phần giảm thiểu các rủi ro trong lưu thông các lô hàng, từ đó nâng cao chất lượng chung của dịch vụ logistics và giảm chi phí tổn thất của hàng hóa trong chuỗi cung ứng.
  • Vận tải biển:Đây là loại hình vận tải được sử dụng nhiều nhất trong các phương thức vận chuyển hàng hóa bởi nó có nhiều ưu điểm: vận tải đường biển có năng lực chuyên chở lớn nhờ các tàu có sức chở lớn, đặc biệt là các tàu container thế hệ mới; giá thành vận chuyển thấp do trọng tải tàu biển lớn. Vận tải đường biển thích hợp vận chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế. Đặc biệt, trong vận tải đường biển có sự góp mặt quan trọng của cảng biển. Cảng biển là đầu mối vận tải, nơi tập trung, kết nối tất cả các phương tiện vận tải: Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không, đường biển, đường ống. Năng lực hoạt động của các biển là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển của dịch vụ logistics, đặc biệt là các cảng container.

V.Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải trong dây chuyền logistics

  • Tiêu chí nhanh chóng, kị thời: người vận tải phải làm sao để thời gian vận chuyển lô hàng từ điểm nhận hàng đến điểm trả hàng là nhỏ nhất có thể. Điều đó phụ thuộc vào thời gian phương tiện di chuyển, thời gian xếp dỡ hàng hóa và thời gian không tác nghiệp vận chuyển do thời tiết, khí hậu hay do sự kết nối các phương tiện vận tải không liên tục,…
  • Tiêu chí đảm bảo lô hàng an toàn trong quá trình vận chuyển: hàng hóa không bị hư hỏng, không thất thoát hàng hóa và chất lượng hàng hóa được đảm bảo như ban đầu.
  • Tiêu chí độ tin cậy về thời gian: đảm bảo chính xác về thời gian giao nhận lô hàng và chất lượng dịch vụ chuyên chở hàng hóa.
  • Tiêu chính linh hoạt: khi có vấn đề bất thường xảy ra yêu cầu phải thay đổi các phương thức vận tải hay địa điểm xếp dỡ lô hàng cho phù hợp với thực tế, đòi hỏi nhà vận tải phải hết sức linh hoạt để đưa ra phương án chuyển đổi đảm bảo lô hàng được vận chuyển thuận lợi.
  • Tiêu chí giá dịch vụ: chất lượng dịch vụ tốt đi kèm với mức giá hợp lý luôn là một sự lựa chọn tối ưu.

VI.Chiến lược vận tải của Logistics

  • Ở những thập kỷ tiền công nghiệp trước đây, người ta ít đề cập đến chiến lược vận tải hoàn chỉnh của thế giới. Song từ khi container hóa và toàn cầu hóa ra đời, chúng ta được nghe và tiếp cận với hoạt động này thường xuyên hơn.
  • Các tập đoàn vận tải đa quốc gia hay công ty xuyên quốc gia bắt đầu nghiên cứu tổng quát tình hình phát triển GTVT, giá cước hàng hóa và hành khách của một số đối tượng, đồng thời cũng nghiên cứu các phương thức vận chuyển, tuyến đường kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất… Việc vận dụng logistics phổ biến trong lưu thông phân phối không ngoài mục đích hạ giá thành từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
  • Như vậy, muốn hoạt động logistics đạt chất lượng và hiệu quả cao, cần có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động vận tải và ngược lại vận tải muốn có giá thành rẻ phải áp dụng triệt để logistics. Đó là hai mặt của một vấn đề mà người làm logistics không được quên và nhanh chóng.

VII.Công ty bạn sẽ cần loại phần mềm vận tải nào?

Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực vận tải, chuyển phát giao nhận thường tìm kiếm cho mình một phần mềm quản lý vận tải linh hoạt để phù hợp với đặc thù hoạt động của công ty. Và Phần mềm vận tải XLogis là một giải pháp toàn diện đáp ứng được nhu cầu trên.

1.Tối ưu hóa việc xếp xe

  • Tự động đề xuất phương án xếp xe hợp lý và tối ưu.
  • Hiển thị lịch sử các chuyến xe của từng đầu xe và toàn đội xe từ đầu tháng/năm.
  • Phân tích đánh giá năng suất khai thác của từng đầu xe và toàn đội xe hàng tháng/năm.

2.Quản lý lương tài xế

  • Phân tích đánh giá năng suất khai thác của từng đầu xe và toàn đội xe hàng tháng/năm.
  • Đáp ứng việc tính lương tài xế, phụ xế theo nhiều cách tính thông dụng: khoán theo chuyến, khoán theo tuyến đường, theo thời gian,…
  • Theo dõi các khoản tạm ứng, phụ cấp cho tài xế, phụ xế theo từng chuyến.

3.Quản lý nhiên liệu

  • Theo dõi nhật ký đỗ dầu chi tiết theo từng xe. Xây dựng định mức dầu theo tuyến đường.
  • Hỗ trợ lập bảng định mức dầu theo tuyến đường, loại cont, loại xe.
  • Cảnh báo các trường hợp tiêu hao vượt định mức dầu chi tiết của từng xe.

4.Theo dõi công nợ

  • Theo dõi công nợ phải thu chi tiết theo từng chuyến xe của từng khách hàng.
  • Theo dõi công nợ phải trả cho các nhà xe thuê ngoài chi tiết theo từng chuyến xe.

5.Quản lý hậu cần đội xe

  • Quản lý chi tiết lý lịch, hồ sơ của lái xe và các chi tiết kỹ thuật.
  • Quản lý xuất nhập tồn kho vật tư thiết bị của đội xe.
  • Theo dõi cập nhật chi tiết lịch sử sửa chữa xe, lịch sử việc thay thế vỏ xe, bình xe, nhớt xe.
  • Nhắc nhở lịch đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm, lịch bảo dưỡng – bảo trì.

6.Tổng hợp, thống kê, phân tích theo nhiều góc độ

  • Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo khách hàng, tuyến đường, theo thời gian.
  • So sánh đánh giá mức độ tăng giảm với kỳ trước, cùng kỳ năm trước.
  • Phân tích đánh giá năng suất và các chỉ tiêu khai thác xe theo từng xe và toàn đội xe theo thời gian

Với tiêu chí Mong muốn của khách hàng là động lực của chúng tôi!

Phần mềm vận tải Xlogis một sản phẩm công nghệ của Công ty Cổ Phần Công Nghệ FBS  đã được nhiều khách hàng lớn tin dùng như : GH TRANS, MINH THANG LOGISTICS,  TINACHI, GSLINES, VITACO, THÁI BÌNH DƯƠNG, BAN MAI LOGISTICS CORP…

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chung tôi để được hướng dẫn, demo chi tiết và dùng thử qua số hotline 0978.39.53.53 Mr Tuấn.

Có thể bạn quan tâm :

8 xu hướng vận tải trong thời đại công nghệ 2018

Sau đây là 8 dự đoán xu hướng vận tải có khả năng rung chuyển ngành công nghiệp chuỗi cung ứng trong năm 2018 bởi Dan Clark – Người sáng lập và Chủ tịch Kuebix – công ty cung cấp phần mềm quản lý vận tải – Transportation Management System hàng đầu tại Hoa Kỳ:

1. Cloud-based technology

 Công nghệ đám mây giúp giảm chi phí cho việc nâng cấp và đầu tư vào phần cứng. Các giải pháp dựa trên công nghệ đám mây là biện pháp lý tưởng cho bất kỳ quy mô doanh nghiệp vì chúng ta có thể linh hoạt trong mở rộng, phát triển quy mô hoạt động một cách dễ dàng với cơ chế quản lý hiện đại và thống nhất trên hệ thống2.

2. Advanced Analytics

Sẽ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực dựa trên dữ liệu được nắm bắt trong chuỗi cung ứng. Với phân tích này, các doanh nghiệp có thể dự đoán và đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp dịch vụ, nhà cung ứng và khách hàng trong khi cải tiến quy trình. Sử dụng phân tích nâng cao trong mạng lưới quản lý vận tải để xem xét các mô hình lưu lượng truy cập lịch sử, bạn có thể lập kế hoạch tuyến đường của xe tải sao cho tối ưu hóa khoảng thời gian, đảm bảo hàng hóa được giao đúng lúc.

3.Tracking and Tracing

Quá trình kiểm soát và theo dõi các nguyên vật liệu từ lúc sản xuất cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng phải được thực hiện tương tự như mô hình của Amazon, có nghĩa là khách hàng sẽ biết được tình trạng hiện tại đơn hàng của họ. Với xu hướng này, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ các thông tin sản phẩm trong suốt một chuỗi cung ứng, bao gồm theo dõi chi phí để giám sát tốt hơn trong vận chuyển. Chủ động liên hệ với khách hàng thay vì thụ động trong việc thu thập phản hồi, thông báo trước nếu đơn hàng của họ có khả năng bị trễ hoặc trước khi được giao.

4. Supply Chain Visibility 

Khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng sẽ giúp các phòng ban liên quan trong chuỗi cung ứng thu thập và quan sát dữ liệu end-to-end. Điều này giúp họ kiểm soát và nhìn thấy rõ những gì đang xảy ra trong toàn cảnh doanh nghiệp. Từ đó, phát hiện và giải quyết các rào cản trong chuỗi cung ứng, hạn chế vấn đề chậm trễn trong vận chuyển.

5. Blockchain

Một xu hướng “đình đám” nhất 2018 sẽ cung cấp sự kết nối các dữ liệu giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, cũng như khả năng truy xuất lịch sử giao dịch. Tự động hóa luồng thông tin giữa các đối tác kinh doanh cung cấp tính minh bạch và hiệu quả hơn. Blockchain sử dụng cryptocurrency (loại tiền kỹ thuật số, chẳng hạn như Bitcoin) là công cụ thanh toán chính, qua đó, các tài xế xe tải có thể hoàn thành bất cứ quá trình thanh toán trong lúc lái xe mà không cần phải dừng lại và trì hoãn hành trình. Điều này hoàn toàn loại bỏ các nhà môi giới vận chuyển, cho phép trình điều khiển tự động truy cập để giải quyết vấn đề nhanh hơn. Tuy nhiên, blockchain vẫn là một công nghệ cần phát triển và tìm hiểu sâu trước khi nó thực sự được áp dụng cho một số doanh nghiệp.

6. Artificial Intelligence (AI)

Trí tuệ Nhân tạo đòi hỏi các yếu tố về mặt chuyên môn và sáng tạo cao, do đó việc áp dụng AI có khả năng làm chậm tiến độ của các dự án của doanh nghiệp. AI sử dụng các thuật toán để phát hiện các xu hướng trong khối lượng dữ liệu khổng lồ và giải thích ý nghĩa của chúng, như: dự đoán liệu một hãng vận chuyển có vận hành đúng giờ hay không dựa trên điều kiện thời tiết và hiệu suất trong quá khứ.

7. Predictive Analytics

Thường được kết hợp với Artificial Intelligence, giúp các chủ hàng hiểu được, tự động hóa và tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng. Xu hướng này cung cấp người gửi hàng những dự báo, thông tin thực tế làm cơ sở cho quá trình ra quyết định, từ đó giảm chi phí và tối ưu hóa hoạt động. Chẳng hạn sử dụng Thẻ điểm đo lường tình hình làm việc của tài xế cho biết liệu họ đã và có thể thực hiện nghĩa vụ dịch vụ của mình tốt hơn trong hiện tại và tương lai.

8. Internet of Things (IoT)

Áp dụng cho nhiều thiết bị, từ pallet đến xe tải sẽ có cảm biến để truyền tải trạng thái và dữ liệu về hiệu suất. Thông tin theo thời gian thực sẽ được sử dụng để theo dõi mọi thứ từ thiết bị y tế đến vị trí của mọi vật thể, theo dõi đơn đặt hàng và nhiều công dụng khác. Sau đó, hệ thống phân tích tiên tiến sử dụng các dữ liệu này để tìm ra các xu hướng chung, từ đó cải tiến hiệu suất và giảm chi phí.

Năm 2018, các chủ hàng phải chấp nhận thay đổi để thành công. Chỉ chờ đợi và quan sát những những gì sẽ xảy ra không còn là một lựa chọn đúng đắn. Các hệ thống quản lý vận tải luôn có mặt trên thị trường như một công cụ cơ bản để chuyển đổi chuỗi cung ứng. Mọi nhà quản trị và mọi doanh nghiệp (từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các doanh nghiệp siêu lớn) đều có nhu cầu triển khai một giải pháp phần mềm quản lý tổng thể đây chính là vũ khí giúp các doanh nghiệp tự đứng vững trong môi trường sự cạnh tranh, với lợi nhuận bền vững và mức độ dịch vụ tốt hơn.

Thực tế ở Việt Nam những năm gần đây đã chứng minh một phần mềm quản lý vận tải XLogis giúp các doanh nghiệp vận tải phát triển công việc kinh doanh của mình một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.