Friday, April 26, 2024
Home Kiến thức Logistics Hợp đồng FOB là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bán...

Hợp đồng FOB là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua

Trong thương mại quốc tế hợp đồng FOB (Free On Board) hay còn gọi là giá FOB là hình thức bán hàng mà người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định là đã hoàn thành trách nhiệm. Điều kiện FOB chỉ áp dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với phương tiện vận chuyển đường thủy, đặc biệt trong vận chuyển hàng hóa đường biển trên thế giới.

Theo hợp đồng FOB người bán giao hàng qua lan can tàu là đã hoàn thành trách nhiệm. Thời gian, địa điểm xếp hàng là do trong booking mà người mua đã book tàu. Tất nhiên địa điểm và thời gian này đã được thỏa thuận trong hợp đồng FOB. Đồng thời rủi ro được chuyển giao tại thời điểm hàng đã lên tàu.

Trong thuật ngữ dân logistics thì XUẤT FOB người bán không được quyền book tàu, NHẬP FOB thì người nhập được quyền book tàu.

Hợp đồng FOB là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua
Hợp đồng FOB là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua

Quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán trong hợp đồng FOB :

Người bán : Chịu trách nhiệm khai báo hải quan làm thông quan cho lô hàng, đóng hàng, giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tàu. Đồng thời chịu trách nhiệm trả các phí local charges (THC, Seal, Bill) tại cảng load hàng. Những trách nhiệm phát sinh trước thời điểm hàng đã lên tàu thuộc về người bán.

Người mua : Chịu trách nhiệm book tàu, gởi booking cho người bán thông qua fax hoặc email, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin ngày tàu chạy, địa điểm xếp hàng… Khi hàng đến thì người mua cũng phải đóng những phí local charges phát sinh tại cảng đến như : THC, phí D/O

Nếu người mua không cung cấp đầy đủ thông tin ngày tàu chạy, địa điểm xếp hàng… thì người mua phải chịu những hậu quả gì ?

Trong Incoterms chỉ quy định thời điểm chuyển rủi ro chứ không quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. Do đó để xác định được hậu quả pháp lý mà bên mua phải chịu thì tùy thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng cũng như tùy thuộc vào luật áp dụng.

Nếu luật áp dụng là LTM VN 2005 thì có các chế tài theo điều 292. Theo công ước Viên 1980 thì gồm có hủy hợp đồng, bồi thường thiệt hại và buộc thực hiện hợp đồng một cách thực sự.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

Most Popular

Vì sao Viconship “chốt” mua cảng Nam Hải Đình Vũ?

Việc ký kết hợp đồng chính thức được thực hiện trong tháng 4 này. Toàn bộ quá trình bàn giao dự kiến...

Khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giữa năm 2023

Sở GTVT tỉnh An Giang đã hoàn tất các thủ tục chuyển Bộ GT Vận Tải thẩm định thiết kế xây...

Tiếp tục đề xuất lùi thời điểm áp dụng ca bin điện tử trong đào tạo giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam vừa tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lùi thời điểm bắt buộc các...

Dự kiến chi phí hơn 3.900 tỷ đồng triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu...

Recent Comments