Saturday, April 20, 2024
Home Kiến thức Logistics CIF là gì trong ngoại thương?

CIF là gì trong ngoại thương?

Trả lời câu hỏi CIF là gì có lẽ khá đơn giản với người có kinh nghiệm về xuất nhập khẩu hoặc thủ tục hải quan. Tuy nhiên, với người mới vào nghề hoặc những ai không trong lĩnh vực này thì đây có thể là một từ xa lạ.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ xuất nhập khẩu cơ bản này.

1.Khái niệm CIF là gì

CIF là viết tắt của điều kiện giao hàng, có nghĩa là giao hàng tại cảng dỡ hàng: Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Nó thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó, chẳng hạn: CIF Hai Phong.

Về cơ bản, nó phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.

Trong ví dụ trên với CIF Hải Phòng, bạn hiểu rằng người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hải Phòng, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từ địa điểm giao hàng này.

2.Chuyển giao rủi ro ở đâu?

Với điều kiện CIF, bạn cần lưu ý rằng rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ.

Người mua mới là người được bảo hiểm. Vì thế, nếu tổn thất xảy ra trên đường vận chuyển, người mua chứ không phải người bán đứng ra đòi bảo hiểm.

Nói cách khác, với điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.

Khi làm thủ tục hải quan cho khách hàng, tôi thấy có nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu Việt Nam nghĩ rằng cứ mua CIF cho chắc và nhàn, vì chỉ cần nhận hàng tại cảng ở Việt Nam mà không cần lo gì trên chặng trước đó.

Thực tế thì không hẳn như vậy. Như trên đã nói, người bán trả chi phí, nhưng họ không chịu trách nhiệm và rủi ro cho chặng đường biển. Có xảy ra tổn thất, người nhập khẩu Việt Nam phải tự làm việc với bảo hiểm, mà thường là đại lý của công ty bảo hiểm nước ngoài (do người bán đã chọn tại nước họ). Tình thế đó khá là không thuận lợi. Vì vậy, trong quá trình thương thảo cho hợp đồng nhập khẩu CIF về Việt Nam, bạn nên lưu ý trao đổi trước về công ty bảo hiểm, và công ty này có đại lý ở Việt Nam hay thành phố bạn làm việc không.

3.Điều kiện giao hàng khác

Tất nhiên ngoài CIF còn các điều kiện khác để áp dụng phù hợp với các phương thức vận tải, địa điểm giao hàng, chuyển giao chi phí, rủi ro…

Với Incoterms 2000, có 13 điều kiện giao hàng tất cả, Incoterms 2010 giảm xuống còn 11.

Dưới đây là những điều kiện phổ biến khác sử dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển:

  • ExWork – Giao hàng tại nhà máy. Người mua nhận hàng tại nhà máy của người bán, sau đó chịu chi phí, rủi ro, và làm mọi thủ tục cần thiết để đưa hàng về nước nhập khẩu.
  • FOB – Giao hàng lên tàu. Người bán giao hàng cho người mua qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. (Tôi thấy khá nhiều người thắc mắc FOB là gì, cũng tương tự như câu hỏi với điều kiện CIF). Ví dụ: nếu công ty bạn xuất khẩu theo điều kiện FOB Hải Phòng, nghĩa là bạn sẽ giao hàng cho người bán tại cảng này, sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan và giao hàng cho hãng tàu.
  • CFR – Tiền hàng và cước phí. Gần giống như điều kiện CIF, nhưng người bán không mua bảo hiểm cho hàng.
  • DDU – Giao hàng tại đích chưa nộp thuế. Người bán giao hàng tại địa điểm của người mua ở nước nhập khẩu, nhưng chưa nộp thuế phát sinh tại nước nhập khẩu.
  • DDP – Giao hàng tại đích đã nộp thuế. Gần giống như DDU, nhưng người bán nộp thuế nhập khẩu và các thuế phát sinh tại nước nhập khẩu. Trường hợp này, người mua chỉ việc phối hợp với người bán làm thủ tục nhập khẩu, và nhận hàng.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

Most Popular

Vì sao Viconship “chốt” mua cảng Nam Hải Đình Vũ?

Việc ký kết hợp đồng chính thức được thực hiện trong tháng 4 này. Toàn bộ quá trình bàn giao dự kiến...

Khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giữa năm 2023

Sở GTVT tỉnh An Giang đã hoàn tất các thủ tục chuyển Bộ GT Vận Tải thẩm định thiết kế xây...

Tiếp tục đề xuất lùi thời điểm áp dụng ca bin điện tử trong đào tạo giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam vừa tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lùi thời điểm bắt buộc các...

Dự kiến chi phí hơn 3.900 tỷ đồng triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu...

Recent Comments