Friday, March 29, 2024
Home Kiến thức Logistics Phân biệt giữa MBL và HBL

Phân biệt giữa MBL và HBL

Vận đơn đường biển tên tiếng anh là Bill of lading, thường được gọi ngắn gọn là Bill, B/L là một loại chứng từ trong Logistics chuyên chở bằng đường biển, do người chuyên chở cho shipper khi đã nhận được hàng, hoặc do người đại diện (hãng tàu) cấp sau khi đã xếp hàng lên tàu.

Phân biệt giữa MBL và HBL
Phân biệt giữa MBL và HBL

Để dễ dàng kiểm soát hàng hóa, người ta chia ra làm 2 loại B/L đó là Master Bill (MBL) và House Bill (HBL), điều này gây nhầm lẫn, khó phân biệt cho bạn đọc cũng như nhân viên trong nghề. Hôm nay mình sẽ tổng hợp lại cách phân biệt 2 loại B/L này để mọi người hiểu rõ hơn.

Master Bill : là loại bill do hãng tàu ( người sở hữu tàu ) phát hành cho shipper có nghĩa là shipper đứng tên trực tiếp trên bill và có thể hiện logo của hãng tàu. Có 2 trường hợp:

  • Khách gửi hàng có thể trực tiếp liên hệ và gửi hàng cho hãng tàu, lúc này KH sẽ trực tiếp nhận MBL.  Lúc này Shipper đứng tên chủ hàng, consignee là tên người mua hàng thực thụ
  • Khách gửi hàng cho Forwarder, nhưng khách muốn nhận MBL chứ không muốn nhận HBL, lúc này Forwarder chỉ đóng vai trò môi giới, nhận book tàu giùm khách. Lúc này Shipper là tên công ty Forwarder, consignee là tên đại lý của công ty Forwarder tại nước sở tại

House Bill : Là loại bill do công ty Forwarder phát hành cho shipper, trên bill có thể hiện logo của công ty Forwarder chứ không có logo của hãng tàu. Trên HBL shipper là chủ hàng và consignee là người mua hàng thực thụ

Sau khi shipper nhận được MBL hoặc HBL gốc sẽ gửi qua cho consignee để nhận hàng. Đó là trên lý thuyết, còn thường thì shipper sẽ đổi bill gốc lấy surrender bill để telex release qua cho consignee cho tiện, phí telex release mất khoảng 200k.

Một số điểm khác nhau giữa MBL và HBL

  1. HBL là do Forwarder phát hành nên dễ chỉnh sửa hơn so với MBL có thể tùy ý chỉnh sửa theo nhu cầu của shipper.
  2. Tuy nhiên HBL lại rủi ro hơn MBL nhiều, vì khi có rủi ro nếu có MBL gốc thì shipper có thể kiện hãng tàu được, còn HBL gốc không có hiệu lực đỗi với hãng tàu, chỉ có hiệu lực giữa shipper và forwarder mà thôi.
  3. MBL có 1 dấu và chữ kí, HBL có thể có 2 (1 của người gom hàng và 1 có thể của người chuyên chở xác nhận việc đã xếp hàng lên tàu)
  4. MBL ghi cảng đi đến, HBL ghi nơi giao nhận.
  5. Trên mặt MBL ghi tên, logo hãng tàu còn HBL ghi tên, logo người giao nhận.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về MBL và HBL và không bị nhầm lẫn giữa 2 loại bill này.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

Most Popular

Vì sao Viconship “chốt” mua cảng Nam Hải Đình Vũ?

Việc ký kết hợp đồng chính thức được thực hiện trong tháng 4 này. Toàn bộ quá trình bàn giao dự kiến...

Khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giữa năm 2023

Sở GTVT tỉnh An Giang đã hoàn tất các thủ tục chuyển Bộ GT Vận Tải thẩm định thiết kế xây...

Tiếp tục đề xuất lùi thời điểm áp dụng ca bin điện tử trong đào tạo giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam vừa tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lùi thời điểm bắt buộc các...

Dự kiến chi phí hơn 3.900 tỷ đồng triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu...

Recent Comments