Sunday, May 19, 2024
Home Blog Page 31

XLogis người bạn đường tin cậy của doanh nghiệp vận tải

Đối với doanh nghiệp vận tải, quản lý chi phí cho từng chuyến vận chuyển là việc khó khăn và mất nhiều công sức theo dõi. Nhất là chi phí xăng dầu cho từng chuyến đi. Phần mềm quản lý vận tải XLogis được Công Ty Cổ Phần Công Nghệ FBS phát triển đáp ứng tốt nhu cầu quản lý cho các doanh nghiệp vận tải.

 

Trước hết phần mềm XLogis có thể theo dõi được số lượng xăng dầu đã mua cho từng xe trong tháng là bao nhiêu qua đó nắm được chi phí chi tiết cho từng xe. Với mẫu bảng kê mua hàng theo đối tượng tập hợp chi phí, chúng ta có thể nhìn thấy rõ.

Trường hợp nhà quản lý muốn theo dõi nhân viên mua xăng từng lần cho từng xe thì XLogis cũng đáp ứng một cách tốt nhất. Chúng ta sẽ có được báo cáo mua xăng cho từng xe và từng lần mua xăng là ai đã mua.

 

Về doanh thu, phần mềm theo dõi doanh thu từng khách hàng và lộ trình vận chuyển, tài xế vận chuyển.

Sau khi kết thúc một đơn hàng vận chuyển, doanh nghiệp có thể nắm được chuyến vận chuyển đó là lãi hay lỗ.

 

Đây là một số báo cáo trong việc quản lý tài chính mà XLogis có thể đáp ứng tốt. Còn rất nhiều tính năng năng tiện ích và các mẫu báo cáo quản lý chi phí khác mà trong khuôn khổ bài viết chưa thể đăng hết lên được. Các doanh nghiệp quan tâm có thể liên hệ ngay đến với chúng tôi để được trợ giúp một cách tốt nhất. Hotline : 0978.39.53.53 ( Mr Tuấn)

XLogis người bạn đường tin cậy của doanh nghiệp vận tải.

Có thể bạn quan tâm :

 

 

Phần mềm quản lý vận tải XLogis

Doanh nghiệp bạn cảm thấy quy trình theo dõi và kiểm soát vận chuyển của các nguyên vật liệu/hàng hóa trong hệ thống kho-bến-bãi rất khó khăn tốn nhiều thời gian và nhân lực nhưng đem lại hiệu quả kinh tế không cao. Và quan trọng hơn là niềm tin của khách hàng, có an tâm không khi không thể theo dõi được đơn hàng của mình đang ở cảng nào, tình trạng nó ra sao?

Vì vậy, dù doanh nghiệp vận tải nhỏ hay lớn đều đòi hỏi rất cần một phần mềm quản lý vận tải. FBS đã phát triển phần mềm quản lý vận tải XLogis có khả năng theo dõi hàng hóa cho khách hàng, theo dõi và kiểm soát vận chuyển của các nguyên vật liệu/hàng hóa trong hệ thống kho-bến-bãi, quản lý thực hiện đơn hàng và thanh toán giúp nhà quản lý chuỗi cung ứng rút ngắn thời gian thực hiện đơn đặt hàng sản xuất….

Cụ thể hơn, chúng ta cùng đi vào  chi tiết vào tính năng và lợi ích của phần mềm quản lý vận tải Xlogis

1.Các tính năng chính của Phần mềm quản lý vận tải XLogis

  • Quản lý vận chuyển đến, vận chuyển đi, vận chuyển nội bộ.
  • Thống kê, theo dõi bằng dashboard rõ ràng, chi tiết.
  • Giao diện thân thiện người dùng cung cấp một cách dễ dàng, trực quan để tạo và theo dõi hàng vận chuyển, quá trình vận tải, đồng thời cung cấp chi tiết về thông tin của tất cả các khách hàng có liên quan.
  • Tích hợp thanh toán online dễ dàng và tiện dụng.
  • Tối ưu hóa việc xếp xe
  • Quản lý lương tài xế
  • Quản lý nhiên liệu
  • Theo dõi công nợ
  • Quản lý hậu cần đội xe
  • Tổng hợp, thống kê, phân tích, báo cáo theo nhiều góc độ.

2.Các lợi ích Phần mềm quản lý vận tải XLogis mang lại

  • Tạo được thương hiệu dịch vụ logistics chuyên nghiệp, uy tín.
  • Tăng sự tin tưởng của khách hàngcho doanh nghiệp, khi khách hàng có thể theo dõi đơn hàng của họ mọi lúc và mọi nơi.
  • Dễ quản lý và theo dõi tại bất cứ địa điểm, bất cứ không gian, bất kỳ người nào.
  • Tăng hiệu quả, năng suất công việc: Phần mềm quản lý vận tải XLogis có thể xử lý khối lượng lớn ở các lô hàng 24/7 , từ việc nhập và lưu trữ hàng tồn kho cho đến quản lý phân phối và vận chuyển.
  • Giảm thời gian: Nhờ quy trình tối ưu hóa việc xếp xe nên thời gian được cắt giảm một cách rõ rệt, sự liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng khăng khít hơn, qua đó giúp doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho khách hàng nhanh, chính xác hơn .
  • Cắt giảm chi phí: với phần mềm vận chuyển logistics thì doanh nghiệp có thể giảm bớt số lượng lớn nhân viên vận hành quy trình chuỗi cung ứng này và các chi phí phát sinh trong quá trình

3.Kết luận

Với đội ngũ kỹ sư trẻ, nhiệt tình luôn sẵn sàng giải quyết nhanh chóng các vấn đề của người sử dụng, FBS luôn nỗ lực thực hiện sứ mệnh mang đến những trải nghiệm kinh doanh đơn giản và toàn diện nhất trong cộng đồng doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn về Phần mềm quản lý vận tải XLogis  nhiệt tình, miễn phí. Hotline : 0978.39.53.53 Mr Tuấn

Có thể bạn quan tâm:

Phí ‘đè’ doanh nghiệp vận tải: Giảm phí để tăng sức cạnh tranh

1.Phí cầu đường ‘đè’ doanh nghiệp

Phí cầu đường quá cao chưa kể tình trạng phí chồng phí đẩy chi phí vận tải (logistics) của VN vào top đắt đỏ nhất thế giới không chỉ khiến doanh nghiệp vận tải điêu đứng mà còn làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước.

2.Cao hơn phí nhiên liệu

Theo thống kê mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics VN (VLA), dịch vụ logistics ở VN hiện có quy mô 20 – 22 tỉ USD/năm, chiếm gần 20,9% GDP của cả nước. Tỷ trọng này ở VN cao gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu (14%). Trong đó, khâu quan trọng nhất là vận tải chiếm từ 40 – 60% chi phí logistics.

Tính toán của Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM cho biết ngoài các loại phí cố định, phí cầu đường BOT còn cao hơn cả phí nhiên liệu cho cùng một quãng đường vận chuyển vì các trạm thu phí dày đặc. Đơn cử, khi chở hàng từ các cảng ở Q.7 (TP.HCM) đi Vũng Tàu, chi phí nhiên liệu cho chuyến hàng chỉ khoảng 750.000 đồng/60 lít dầu, trong khi phí cầu đường cho cả lượt đi và về là 800.000 đồng. “Nghịch lý này đang tạo gánh nặng cho doanh nghiệp (DN)”,

Xung quanh tất cả các cửa ngõ của TP.HCM, từ QL1 về Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh hay đi các tỉnh miền Tây đều có các trạm thu phí, đa phần nằm trên các đường độc đạo, gây tốn kém rất nhiều cho DN. Bên cạnh đó, các DN vận tải hiện nay còn rơi vào tình trạng phí chồng phí khi phải chịu cả phí bảo trì đường bộ cũng rất cao. Hiện 1 xe tải phải đóng hơn 17 triệu đồng/năm phí bảo trì đường bộ. 1 DN chỉ cần có 10 xe đã phải tốn gần 180 triệu đồng/năm chi phí bảo trì đường bộ, góp phần làm tăng chi phí của DN.

3.Không chạy vẫn phải đóng phí

Đóng phí cao nhưng hệ thống hạ tầng hiện hữu lại chưa đáp ứng được, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh của các DN. Một doanh nghiệp có thể chạy 2 chuyến hàng/ngày trong nội đô TP.HCM, nhưng tình trạng kẹt xe xảy ra liên miên, khiến mỗi ngày chỉ chạy được 1 chuyến hàng.

4.Kiến nghị giảm phí cầu đường để tiết giảm chi phí logistics

Chiếm từ 40 – 60% chi phí logistics, phí vận tải quá cao hiện nay là nút thắt lớn ảnh hưởng đến giá thành hàng hóa, chi phí chuỗi giá trị hàng hóa và năng lực cạnh tranh của hàng hóa VN.

Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) dịch vụ logistics VN (VLA) cho rằng cơ quan quản lý cần tập trung vào việc giảm các chi phí có thể tác động được thuộc quyền ban hành chính sách như giá nhiên liệu, phí cầu đường, phí BOT… và có biện pháp điều chỉnh thị phần của các loại hình vận tải để giảm tải cho đường bộ.

Cụ thể, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM Nguyễn Văn Chánh kiến nghị Chính phủ xem xét giảm 30% phí bảo trì đường bộ cho các DN vận tải hàng hóa, đặc biệt đối với các xe chở hàng khối lượng lớn. Bên cạnh đó, thay đổi cách tính toán chi phí tại các trạm BOT hiện nay. Theo ông Chánh, các chủ đầu tư BOT hiện nay khi tính toán giá vé đưa cả tiền lãi ngân hàng vào và chưa quyết toán công trình cộng các yếu tố khác nên chi phí BOT cao, chưa phù hợp với lợi ích của các DN vận tải. “Cần có những ưu đãi, giảm giá BOT cho các xe vận tải hàng hóa. Nhanh chóng áp dụng thu phí điện tử công khai, minh bạch tại tất cả các trạm BOT trên cả nước để xảy ra tiêu cực”, ông đề xuất và nhấn mạnh để gỡ khó cho DN vận tải, cần sự vận động thay đổi từ cả DN lẫn nhà nước. Đối với DN, nhanh chóng tự cải tiến các phương thức, ứng dụng khoa học công nghệ… để nhanh chóng quay vòng phương tiện, tăng năng suất vận chuyển. Nhà nước ngoài xem xét giảm chi phí cầu đường, cần tính toán lại trong quy hoạch, đầu tư các cảng kết nối đường sắt, đường thủy, quy hoạch khu công nghiệp từ nơi sản xuất đến nơi vận chuyển gần, giảm thời gian vận chuyển, giảm quãng đường, từ đó giảm chi phí cho DN.

5.Phân luồng hàng về các cảng

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải, nhận định hiện nay hàng đổ về cảng Cát Lái gây rất nhiều hệ lụy, tắc nghẽn cả dưới nước và trên bờ, tăng chi phí vận tải gấp nhiều lần. Cần có những chính sách để phân bố luồng hàng về các cảng khác như Cái Mép, Hiệp Phước… để giảm tải Cát Lái.

Cục Hàng hải kiến nghị Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu rà soát áp dụng chính sách ưu đãi về phí hàng hải (tàu trọng tải dưới 50.000 DWT) để khuyến khích tàu feeder (tàu ghim hàng) tuyến nội Á ghé Cái Mép, phát triển cụm cảng Cái Mép – Thị Vải thực sự trở thành cảng “đầu mối” trung chuyển quốc tế. Đồng thời xem xét giảm phí, mật độ đặt trạm thu phí BOT qua các trạm từ TP.HCM đi Vũng Tàu, giảm phí đường bộ qua 3 trạm thu phí trên các trục đường bộ kết nối khu vực Cái Mép – TP.HCM. Đồng thời tổ chức bán vé tháng linh hoạt hơn tại tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (vé tháng tính theo đúng số ngày từ thời điểm khách hàng mua vé) để giảm phí cho các phương tiện vận chuyển container giao nhận tại Cái Mép.

Đồng thời cũng kiến nghị Bộ GTVT ban hành thông tư thay thế quyết định về biểu khung giá dịch vụ tại cảng biển để bảo đảm tính cạnh tranh và thu hút nguồn hàng tại cảng khu vực đồng bằng sông Cửu Long và bến cảng Cái Mép.

Có thể bạn quan tâm:

 

 

Khi nào bạn cần một Phần mềm Quản lý Đội xe?

1.Phần mềm Quản lý Đội xe là gì?

  • Phần mềm Quản lý Đội xe (Fleet Management Software – FMS) là một phương tiện kết nối giữa đội xe và hệ thống quản lý trung tâm. Với những tính năng lưu trữ, xử lý, thu thập, giám sát, báo cáo và trích xuất thông tin, FMS sẽ là công cụ có giá trị đảm bảo hiệu suất và sự an toàn cho xe và người lái xe của bạn.

  • Các công ty quản lý nhiều đội xe thường phải làm việc với số lượng lớn các thay đổi và lo ngại liên quan đến hoạt động hàng ngày của đội xe. Việc sử dụng Phần mềm Quản lý Đội xe sẽ giúp giảm chi phí, tần suất bảo trì và tăng năng suất so với các hệ thống không có các giải pháp này.

2.Khi nào bạn cần một Phần mềm Quản lý Đội xe ?

  • Tính năng cơ bản của phần mềm quản lý đội xe là theo dõi các phương tiện trên đường. Việc này thường được thực hiện bởi một thiết bị theo dõi GPS được cài đặt vào xe, thiết bị sẽ kết nối và gửi dữ liệu đến một máy chủ do nhà cung cấp FMS điều hành.

  • Một giải pháp quản lý đội xe hiệu quả sẽ đảm bảo tần suất bảo trì thường xuyên theo lịch đối với từng xe và kịp thời gửi nhắc nhở khi đến hạn bảo dưỡng.

  • Phần mềm quản lý đội xe sẽ tạo điều kiện cho việc lập hóa đơn cho khách hàng dễ dàng hơn dựa trên những công việc đã hoàn thành, bởi phần mềm có thể kê khai một hóa đơn chi tiết, cho biết nơi mà lô hàng của khách hàng đã được nhận, giao, và thời gian thực tế để hoàn thành công việc, khoảng cách đã di chuyển…

  • Chấp hành kỷ luật và đảm bảo an toàn là những thách thức đặt ra với các doanh nghiệp kinh doanh xe tải và lái xe của họ. Hầu hết các tài xế đều có thiện chí và muốn làm những điều tốt nhất cho bản thân và doanh nghiệp. Đối với các lái xe này, công cụ phần mềm quản lý đội xe bằng GPS có thể theo dõi các thói quen lái xe đảm bảo an toàn, giúp họ có được sự ghi nhận và được hưởng thù lao xứng đáng. Những công cụ này cũng có thể theo dõi được những dạng hành vi như đi quá tốc độ, tăng tốc quá nhanh và phanh gấp để phát hiện các vấn đề của lái xe trước khi những hành vi này gây tổn thất cho việc kinh doanh.

  • Một chức năng quan trọng khác của phần mềm quản lý đội xe là giúp các doanh nghiệp quản lý tài sản của mình. Công cụ này cho phép người dùng và người quản lý đội xe có thể truy cập trực tiếp vào thông tin về lịch sử bảo hành và sử dụng của phương tiện.

3.Phần mềm Quản lý Đội xe, Container – XLogis, Giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp vận tải.

a.Quản lý hậu cần đội xe

  • Quản lý chi tiết lý lịch, hồ sơ của xe và các chi tiết kỹ thuật.
  • Quản lý xuất nhập tồn kho vật tư thiết bị của đội xe.
  • Theo dõi cập nhật chi tiết lịch sử sửa chữa xe, lịch sử việc thay thế vỏ xe, bình xe, nhớt xe.
  • Nhắc nhở lịch đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm, lịch bảo dưỡng – bảo trì.

b.Quản lý nhiên liệu

  • Theo dõi nhật ký đỗ dầu chi tiết theo từng xe. Xây dựng định mức dầu theo tuyến đường.
  • Hỗ trợ lập bảng định mức dầu theo tuyến đường, loại cont, loại xe.
  • Cảnh báo các trường hợp tiêu hao vượt định mức dầu chi tiết của từng xe.

c.Tối ưu hóa việc xếp xe

  • Tự động đề xuất phương án xếp xe hợp lý và tối ưu.
  • Hiển thị lịch sử các chuyến xe của từng đầu xe và toàn đội xe từ đầu tháng/năm.
  • Phân tích đánh giá năng suất khai thác của từng đầu xe và toàn đội xe hàng tháng/năm.

d.Theo dõi công nợ

  • Theo dõi công nợ phải thu chi tiết theo từng chuyến xe của từng khách hàng.
  • Theo dõi công nợ phải trả cho các nhà xe thuê ngoài chi tiết theo từng chuyến xe.

e.Tổng hợp, thống kê, phân tích theo nhiều góc độ

  • Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo khách hàng, tuyến đường, theo thời gian.
  • So sánh đánh giá mức độ tăng giảm với kỳ trước, cùng kỳ năm trước.
  • Phân tích đánh giá năng suất và các chỉ tiêu khai thác xe theo từng xe và toàn đội xe theo thời gian.

f.Quản lý lương tài xế

  • Đáp ứng việc tính lương tài xế, phụ xế theo nhiều cách tính thông dụng: khoán theo chuyến, khoán theo tuyến đường, theo thời gian,…
  • Theo dõi các khoản tạm ứng, phụ cấp cho tài xế, phụ xế theo từng chuyến.

Có thể bạn quan tâm :

 

 

Tàu buýt đường sông đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh

-Toàn tuyến gồm 5 tàu, trong đó 4 tàu vận chuyển hằng ngày và 1 tàu dự bị. Toàn bộ lộ trình của tuyến sẽ có 12 bến (9 bến chính thức và 3 bến bổ sung). Thời gian di chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối tuyến khoảng 30 phút. Thời gian cho tàu cập mỗi bến đón và trả khách là 3 phút.

  • Theo quy định, hành khách tham gia loại hình giao thông này không phải mặc áo phao. Tuy nhiên, trên buýt đường sông vẫn trang bị áo phao, tối thiểu mỗi hành khách có một áo phao; ngoài ra còn trang bị thêm phao tròn.

  • Đây là tuyến buýt đường sông đầu tiên đảm bảo an toàn về kỹ thuật, có sự tính toán về nhiệt độ, độ ẩm của miền Nam. Tuyến buýt đường sông này cũng hướng đến giá trị văn hóa 300 năm của Thành phố – trên bến dưới thuyền. Đặc biệt tuyến này tuyệt đối đảm bảo phù hợp với cảnh quan đô thị và bảo vệ môi trường.

  • Đây là loại  hình giao thông mới này góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, khuyến khích người dân đi lại bằng vận tải công cộng để giảm ùn tắc giao thông.

  • Bên cạnh tuyến  buýt  còn  được  các cấp lãnh  đạo quan tâm, chỉ đạo các đơn vị phải thực hiện kết nối giao thông giữa đường bộ và đường thủy để người dân đi lại thuận tiện.

  • Theo chủ đầu tư tuyến buýt đường sông số 1 dài 10,8km, lộ trình từ Bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn, qua kênh Thanh Đa và ra lại sông Sài Gòn, đến khu vực P.Linh Đông (Q.Thủ Đức) tại vị trí bến khách ngang sông Bình Quới. Trên tuyến này có 12 bến đón, trả khách nằm rải rác tại các quận 1, 2, Bình Thạnh và Thủ Đức. Trên tuyến này 5 tàu buýt, mỗi tàu 80 chỗ, trong đó 4 tàu vận chuyển thường xuyên và 1 tàu dự bị.Khi đưa vào khai thác, nếu tính cả đón trả khách, buýt đường sông chỉ cần 30 phút là hoàn thành lộ trình, bằng 2/3 so với buýt đường bộ trên cùng một tuyến. giá vé dự kiến là 15.000 đồng/lượt.

  • Ngoài tuyến số 1, tuyến buýt đường sông số 2 (Bạch Đằng – Lò Gốm) dài 10,3km, lộ trình từ Bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn qua rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ đến khu vực bến Lò Gốm (P.7, Q.6) cũng sẽ được triển khai trong thời gian tới. Hiện, tuyến này đang tạm hoãn lại do ảnh hưởng việc xây dựng đập ngăn triều Bến Nghé. Dự kiến tuyến buýt này sẽ khai trương vào đầu năm 2018.

  • Tổng chiều dài 2 tuyến hoạt động khoảng 21km, vốn đầu tư của công trình là 124,5 tỷ đồng. Giá vé trong 2 năm đầu là 15.000 đồng/vé/người. Thời gian di chuyển từ đầu đến cuối tuyến khoảng 30 phút.

  • Tàu dài 18 m, công suất 660 mã lực, được thiết kế màu vàng – trắng, với sức chứa tối đa 80 hành khách. Đây là một trong năm tàu được đóng cho tuyến buýt sông này (gồm bốn tàu hoạt động và một tàu dự bị). Đặc biệt trong tàu sẽ có quán bar, 4 chiếc máy lạnh được gắn ở 4 góc tại vị trí khách ngồi cùng loa phát, hệ thống chữa cháy tự động. Tàu có chỗ rửa tay phía sau cho khách khi di chuyển.

  • Hai hàng ghế nhựa được bố trí trong phòng khách. Hai bên hông tàu có lịch trình 12 bến. Đèn tín hiệu sẽ nhấp nháy khi tới bến.

-Dưới ghế ngồi được trang bị áo phao để phòng trường hợp xảy ra sự cố.

  • “Các trang thiết bị trong khoang lái đều hiện đại nên việc vận hành tàu khá thuận tiện”, thuyền trưởng Trịnh Công Sơn, người có 8 năm kinh nghiệm lái tàu, nói. Cũng theo ông Sơn, trên tàu có 5 nhân viên phục vụ hành khách và điều hành tàu.

  • Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư dự án) cho biết tuyến buýt sông sẽ chạy thử nghiệm trong thời gian một tháng. “Dự kiến tháng 10, tàu sẽ phục vụ khách. Theo tính toán, với khoảng cách gần 11 km, thời gian di chuyển là 30 phút mỗi chuyến. Giá vé mỗi lượt đi là 15.000 đồng một người”, ông Toản nói.

  • Lộ trình của tàu buýt đường sông từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến bến phà Linh Đông (quận Thủ Đức) đi qua các quận 1, 2, Bình Thạnh và Thủ Đức. Tàu chở khách theo lộ trình và giờ cố định, đồng thời đón khách ở 7 trạm dừng như xe buýt đường bộ.

Có thể bạn quan tâm:

Tổng quan về vận tải

1.Vận tải là gì?

Vận tải là quá trình tác động lực vào các vật thể để dịch chuyển vật thể nào đó từ vị trí này đến vị trí khác. Vận tải gắn liền với nhu cầu sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của con người. Trước tiên, vận tải thường gắn liền với các hoạt động khuân, vác, gánh, nâng… của con người trong xã hội nguyên thủy. Sau này khi hình thái kinh tế trở nên phức tạp hơn thì các hình thức vận tải ngày càng được cải tiến và đa dạng hóa. Và theo thời gian, dần hình thành các dịch vụ vận tải.

2.Các loại hình vận tải hiện nay

Hiện tại đang có 5 loại hình vận tải được sử dụng phổ biến ngày nay:

a.Vận tải đường bộ

Là loại hình phổ biến nhất, được sử dụng hằng ngày để vận chuyển hàng hóa, hành khách, vật liệu, đồ gia dụng… Có thể nói dịch vụ chuyển phát đường bộ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.

b.Vận tải đường sắt

Có thể vận tải cả hành khách và hàng hóa, nhưng vận chuyển hàng hóa chưa được dùng nhiều ở Việt Nam. Vận chuyển đường sắt tương đổi an toàn, ổn định không bị tác động bởi ảnh hưởng thời tiết.

c.Vận tải đường thủy

Vận tải đường biển là hình thức chuyên chở hàng hóa chính trên Thế giới, chiếm 80% tổng khối lượng hàng chuyên chở nên thích hợp để vận chuyển hàng có khối lượng lớn.

d.Vận tải đường hàng không

Có thời gian vận chuyển hành khách và hàng hóa nhanh chóng nhất hiện nay nên thích hợp với những hàng giá trị cao, khối lượng không quá lớn.

e.Vận tải đường ống

Đây là loại hình vận chuyển đặc thù, chỉ phù hợp với những loại hàng đặc biệt như khí hóa lỏng, dầu khí… nhằm phục vụ cho đối tượng đặc biệt như công ty sản xuất hóa chất, công ty đa quốc gia, công ty Nhà nước.

Trong mỗi phương thức lại có thể chia nhỏ thành các hình thức khác nhau. Chẳng hạn vận tải biển gồm vận tải container, hàng rời, hàng lỏng…

Để phục vụ nhu cầu của sản xuất kinh doanh, các phương thức vận tải cũng có thể được kết hợp với nhau một cách đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả tạo thành một dịch vụ có tên là vận tải đa phương thức. Theo đó, hàng hóa chỉ cần qua một công ty dịch vụ, được vận chuyển qua nhiều phương thức, nhiều vùng lãnh thổ, đến điểm đích.

3.Vai trò và tầm quan trọng của vận tải

a.Trong đời sống hằng ngày

Hoạt động vận chuyển hàng hóa gắn liền và có vai trò thiết yếu với cuộc sống con người nhằm đáp ứng việc chuyên chở và vận chuyển hàng hóa. Nếu con người thường di chuyển bằng hình thức đường bộ, hàng không thì các mặt hàng tiêu dùng tại các chợ, siêu thị được vận chuyển bằng đường biển, đường bộ; nguyên vật liệu sản xuất chở từ vùng nguyên liệu đến nơi sản xuất bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển… Tất cả những hoạt động này đều liên quan đến vận tải.

Chính vì thế vận tải đóng vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu thông. Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống.

b.Trong Logistics

Logistics hiện nay là kết quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ của vận tải. Từ thập niên 60-70 của thế kỷ trước, logistics trở thành ngành kinh tế kĩ thuật quan trọng, luôn gắn kết với giao thông vận tải trong sản xuất và lưu thông phân phối.

Vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng trong logistics và vai trò này sẽ tăng lên bởi chi phí cho vận chuyển chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong logistics. Do đó, những nhà tổ chức logistics càng cố gắng đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của logistics lên cao bằng cách giảm chi phí vận tải.

Nói tóm lại, vận tải ảnh hưởng rất lớn đến giá thành trong lưu thông phân phối và sản xuất kinh doanh của các nước trên thế giới. Vừa qua, cuộc cách mạng “điện tử – số hóa” và “thông tin – liên lạc” càng thúc đẩy vận tải phát triển nhanh về khoa học – công nghệ, nhằm tạo ra hiệu quả và sự cạnh tranh trên thương trường. Chỉ trong vòng chưa đầy một thế kỷ đã xuất hiện container hóa các cảng biển và logistics hóa toàn cầu. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi để các nhà vận tải cũng như hoạt động logistics cùng hoạch định chiến lược vận tải phù hợp với thực tế, mang lại hiệu quả cao.

Như vậy, muốn hoạt động logistics đạt chất lượng và hiệu quả cao, cần có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động vận tải và ngược lại vận tải muốn có giá thành rẻ phải áp dụng triệt để logistics. Đó là hai mặt của một vấn đề mà người làm logistics không được quên.

Có thể bạn quan tâm :

Phần mềm quản lý Xe tải, Container tốt nhất Việt Nam

Công ty vận tải bạn hiện đang có nhiều loại xe tải, containner, việc quản lý thủ công hoạt động gặp rất nhiều khó  khăn khiến cho hiệu quả doanh nghiệp thấp, thất thoát tài sản…

1.Phần mềm quản lý Xe tải, Container XLogis

Phần mềm quản lý xe tải, conterner XLogis với đầy đủ phân hệ chức năng giúp giải quyết mọi nghiệp vụ của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, giao nhận.

 

  • Kế hoạch : Nhận thông tin từ khách hàng, tiến hành nhập số liệu cần thiết như : Ngày tháng xuất nhập hàng, họ tên khách hàng, loại hàng hóa, loại Container/Xe tải … để chuẩn bị cho việc xếp xe.
  • Xếp xe : Lựa chọn Container/Xe tải tải chở hàng theo mã số, tài xế … quản lí được những container/xe tải đã, đang chạy, quản lý được số chuyến tài xế đã chạy, chạy loại Container/Xe tải tải nào.
  • Doanh thu : Tính trực tiếp doanh thu từng chuyến sau khi trừ tất cả những chi phí phát sinh trong chuyến đó như : Phí dầu, lương tài xế, phí cảng, tiền luật bốc xếp, tiền ăn, chi phí khác…
  • Tạm ứng : Theo dõi được số tiền tạm ứng của tài xế phát sinh trong từng chuyến đi.
  • Đỗ dầu : Theo dõi nhật ký đỗ dầu của từng Container/Xe tải, từng tài xế, số km … từ đó lập được định mức xăng dầu cho mỗi chuyến đi, tránh thất thoát tài sản.
  • Chi phí sửa chữa : Theo dõi được tình trạng sửa chữa, hư hỏng của Container/Xe tải
  • Báo cáo: Lập những báo cáo cần thiết phục vụ cho việc quản lý của doanh nghiệp.

2.Khách hàng tiêu biểu sử dụng phần mềm XLogis

  • Công ty TNHH Thương Mại Việt Tân
  • Công ty Cổ Phần Container Việt Nam
  • Công ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Ban Mai
  • Công ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Gia Huy
  • Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Minh Thành
  • Công ty Cổ Phần Thương Mại Chấn Phát
  • Công ty TNHH Vận Tải Xuất Nhập Khẩu Song Long
  • Công ty Cổ Phần Phát Triển Dịch Vụ Thương Mại Quốc Thắng

3.Liên hệ để được tư vấn miễn phí

Mr: Vương Quốc Tuấn

SĐT: 0978.39.53.53

Điạ chỉ : 47B Nguyễn Thượng Hiền, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm :

6 bước để quản lý vận tải hiệu quả

  1. Xây dựng các tiêu chí hiệu quả có thể được dùng để so sánh với kết quả thực tế.

Rất khó để định lượng tiến độ nếu bạn không biết bạn đã bắt đầu từ đâu. Bạn nên có một điểm mốc so sánh hoạt động hàng tháng, hàng quý, hàng năm và mạng lưới hoạt động đi kèm.

  1. Tận dụng các công cụ BI để phân tích dữ liệu nhanh hơn

Có rất nhiều công cụ hiệu quả về chi phí có sẵn trên thị trường có thể biến “dữ liệu khổng lồ” (big data) thành thông tin có thể hành động được một cách nhanh chóng. Điều này sẽ cho phép nhóm của bạn dành nhiều thời gian hơn để hiểu biết về dữ liệu so với việc thu nhập và báo cáo dữ liệu.

  1. Thiết lập một cách tiếp cận 4 bước làm cơ sở để quản lý và làm cơ sở để kiểm soát hiệu quả chi phí và hiệu suất mạng lưới

Hiệu suất + Biến động kế hoạch + Nguyên nhân = Hành động. Sử dụng biểu đồ Pareto ( Các biểu đồ thanh có độ dài của thanh tượng trưng cho các tầng suất hoặc chi phí và được sắp xếp với thanh dài nhất ở bên trái và ngắn nhất ở bên phải).

  1. Thực hiện các đánh giá quản lý thường xuyên

Khi phát triển gói hoạt động hàng tuần/hàng tháng cho các bài đánh giá về quản lý, thông tin, biểu đồ và bảng điều khiển mà bạn đã đặt cùng nhau sẽ trả lời cho câu hỏi “Vậy có thể rút ra được gì từ điều này?” Nhiều khi việc giải thích thông tin được đưa cho người nghe mà không hề có hướng dẫn từ các chuyên gia của vấn đề.

  1. Đạt được một nhịp độ “đánh giá” thường xuyên

Thiết lập một nhịp độ hàng tuần và hàng tháng để kiểm tra mạng lưới. Liên tục kiểm tra mạng lưới sẽ loại bỏ các vấn đề về hiệu suất mạng lưới kéo dài hàng tuần trước khi được giải quyết.

  1. Hợp tác với một 3PL trên thị trường với năng lực phù hợp và chuyên nghiệp

Có thể bạn quan tâm:

Vận tải đường bộ cần ứng dụng hiệu quả Công nghệ tiết kiệm nhiên liệu hiện hành

Trong các loại xe tải tự lái, xe tải điện và xe tải chuyên dụng, rất khó khăn để tạo ra bước tiến nếu như không ứng dụng những công nghệ mới đang được giới thiệu trên thị trường, đó là những yếu tố tốt nhất để cách mạng hóa ngànhcông nghiệp vận tải.
Trên thực tế, chúng ta đã thấy những tiến bộ đáng kể về công nghệ và nhiên liệu với việc thử nghiệm các phương tiện tự lái và xe tải chuyên dụng và trong việc phát triển các loại xe hạng nặng. Tuy nhiên, cho dù nhìn vào viễn cảnh 5-10 năm để thương mại hoá các công nghệ này, chúng ta không nên bỏ qua những công nghệ vận chuyển hiệu quả hiện nay. Đã có những phương pháp tuyệt vời để tăng hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu của xe tải tự lái.
Nếu ngành công nghiệp vận tải đường bộ chờ đợi tất cả các công nghệ mới trở nên phổ biến rộng rãi, nó sẽ vẫn bị mắc kẹt tại con số 6.4-mpg – quãng đường (số dặm) trung bình đội xe hiện đi được từ một gallon nhiên liệu diesel hiện nay. Tuy nhiên, một số xe tải đã vượt qua con số đó. Một trong những đội xe trong nghiên cứu của NACFE về “nhiên liệu đội vận tải” đã đạt được mức 7,06mpg, với một số xe tải mới, con số đạt được là 9mpg.

Cho dù với giá thành nhiên liệu thấp, việc tiết kiệm cũng góp phần tạo ra một số tiền ý nghĩa. Ở mức giá 2.50 USD một gallon, cứ mỗi phần trăm nhiên liệu tiết kiệm có thể cho phép cả đội xe tiết kiệm được khoảng 400USD mỗi năm. Phụ thuộc vào kích thước của đội xe, điều này có thể tạo ra một con số khổng lồ. Và việc tiết kiệm đó có thể xảy ran gay hôm nay, không phải chờ đợi đến tương lai.
Hiện tại, những hãng xe nhận thức rõ được ý nghĩa của vấn đề này đã đầu tư vào vô số những công nghệ mới nhằm có thể chạy thêm nhiều dặm trên 1 gallon nhiên liệu diesel. Các công nghệ hiện sử dụng bao gồm những công nghệ làm giảm năng lượng ở những động cơ không hoạt động hoặc không cần thiết để cung cấp năng lượng cho cabin – khi người lái xe ngủ và làm việc trên xe-và việc đó làm giảm lực kéo xe. Một số khác thì làm giảm chống lăn ở lốp xe và một số thì cải thiện hiệu suất truyền động. Dù là một hay nhiều giải pháp kết hợp, chúng đều nhằm mục đích tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nhiên liệu.
Tôi thật sự mong muốn nhiều đội xe lớn đầu tư vào những công nghệ hiện tại và tiếp tục ứng dụng những công nghệ mới.
Chúng tôi từng thấy 3 đội xe tải cỡ trung và chủ điều hành của Run on Less – một chương trình xuyên quốc gia diễn ra vào tháng 9/2017 – khẳng định rằng chiếc xe tải thực sự, chở hàng hóa và chạy trên những tuyến đường thực tế có thể chạy được quãng đường dài hơn với mỗi gallon nhiên liệu so với bình quân cả nước. Họ sẽ tham gia vào các đội xe vận hành với hơn 6.000 xe tải và có khoảng 1.000 xe kéo cũng tham gia vào sự kiện này để chứng minh rằng 9 mpg là hoàn toàn có thể với những công nghệ hiện hành.

Không có một phép màu nào làm việc cho các đội xe trong mọi lúc và tình huống. Chỉ có một số công nghệ mà các đội xe đang sử dụng trong cuộc chạy trên minh chứng cho độ tin cậy:

  • Các trục 6 × 2:Các trục này nâng cao hiệu quả bằng một trục của động cơ song song và những trục khác không hoạt động. Ngày nay trục 6 × 2 tiết kiệm trọng lượng và nhiên liệu khoảng 2,5 phần trăm. Kết hợp việc điều chỉnh tải trọng bằng tay hoặc tự động, điều khiển lực kéo, điều chỉnh thông số động cơ để giảm tốc độ thấp của liên kết ly hợp và mômen phanh động cơ, có nghĩa là lốp xe có thể được nâng cấp. Và các trục 6 × 2 thế hệ mới đã giải quyết một số vấn đề lực kéo của các phiên bản trước đó.
    Áp suất lốp: Độ căng lốp xe thích hợp rất quan trọng để vận hành tối ưu xe tải. Lốp xe không căng đủ sẽ làm giảm hiệu suất nhiên liệu và tăng khả năng bị mòn lốp. Mức tiêu thụ nhiên liệu được thấy tăng 0,5-1% trong các xe chạy bằng lốp bị giảm 10 psi. Các hệ thống công nghệ sử dụng có thể giám sát áp suất của lốp xe và tự động bơm lốp xe với áp suất thấp. Công nghệ này thích hợp làm giảm tính kháng lăn và cải thiện hiệu suất nhiên liệu.
    Tính năng khí động học: Khi nói đến tính khí động học của xe, các hãng xe có nhiều lựa chọn, bao gồm mũi hình chóp, thuôn, vv Mỗi bộ phận khác nhau được thiết kế phù hợp lại góp phần tiết kiệm một lượng nhiên liệu đáng kể. Sự cải tiến khí động học tối đa bắt nguồn từ sự kết hợp của việc hạn chế khoảng trống của máy kéo / xe kéo, đóng hoặc tính toán luồng không khí dọc theo xe và bổ sung đuôi dạng
    • Các đội xe không đầu tư hiệu quả vào công nghệ phải được bồi dưỡng thông tin. Có thể tạo điều kiện cho họ được thoải mái thử bất kỳ công nghệ nào. Họ không phải chờ đợi những điều đột phá tiếp theo để giải quyết các vấn đề về hiệu suất nhiên liệu, và những cải tiến này có thể là nhiều năm nữa.
    Chờ đợi công nghệ mới đột phá hoàn chỉnh để cải thiện hiệu suất nhiên liệu khiến các đội xe phải tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn so với việc họ theo đuổi một chiến lược sử dụng các cải tiến hàng năm nhằm giảm mức tiêu hao nhiên liệu.

Có thể bạn quan tâm:

Làm sao để trở thành một LOGISTICS MANAGER tài năng

1.Logistics Manager làm gì?

Trước khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vị trí Logistics Manager, điều quan trọng là trước tiên phải biết vị trí này đang chịu trách nhiệm cho những công việc gì. Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL), Logistics Manager là người chịu trách nhiệm giám sát việc mua và phân phối sản phẩm trong chuỗi cung ứng. Họ là nhân tố không thể thiếu trong quá trình đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng: từ việc lập kế hoạch để có được những sản phẩm cần vận chuyển, tìm hiểu phương thức tốt nhất và hiệu quả nhất để vận chuyển hàng hóa, đến quản lí kho bãi và lưu trữ các sản phẩm.

Ngoài ra, Logistics Manager thường được giao nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến vận tải hàng hóa, những vấn đề này thường xuyên xảy ra và diễn biến thất thường, chẳng hạn như thay đổi thời tiết ảnh hưởng đến quá trình giao hàng, tình hình địa chính trị, trộm cắp và thiệt hại, theo Philip DiPatrizio, giám đốc tiếp thị tại LILLY + Associates.

Điều này có vẻ những Logistics Manager chịu trách nhiệm rất nhiều công việc để mang lại kết quả cuối cùng là hàng hóa được chuyển đến tay khách hàng. Đó là lý do tại sao vị trí này lại đi kèm với tiềm năng thu nhập đáng kể. Theo báo cáo của First Alliances về mức lương Việt Nam năm 2018, một Logistics Manager có thể nhận được mức lương từ 1000$ – 3000$ tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm.

Nhiệm vụ hàng ngày của các Logistics Manager phần lớn bao gồm:

  • Giám sát nhân viên
  • Giải quyết các vấn đề hoặc khiếu nại của khách hàng
  • Xây dựng chiến lược, kế hoạch hoặc thủ tục hoạt động
  • Duy trì an toàn tại nơi làm việc

Trong dòng công việc này, mọi quá trình phải được tính toán kĩ càng, đòi hỏi việc thiết lập chứng từ luôn phải chính xác. Vì lý do đó, các Logistics Manager dành nhiều thời gian để duy trì các báo cáo và giữ hồ sơ về hàng tồn kho. Họ cũng cộng tác với các phòng ban khác, chẳng hạn như kế toán hoặc sales, để đảm bảo rằng tất cả các quy trình đều theo thứ tự rõ ràng.

Để đảm bảo rằng tất cả các quy trình chuỗi cung ứng đều hoạt động trơn tru, DiPatrizio nêu bật một số câu hỏi quan trọng mà các Logistics Manager có thể tự hỏi mình hàng ngày: Hàng hóa có được giao đúng thời hạn không? Các lô hàng trên các tuyến đường được tối ưu nhất với mức giá thấp nhất có sẵn không? Đây chỉ là một vài trong số những điều mà các chuyên gia cần xem xét.

2.Logistics Manager làm việc ở đâu?

Kỳ vọng ban đầu khi nhắc về nơi làm việc của một Logistics Manager là kho của các nhà bán lẻ lớn hoặc các tổ chức khác. Nhưng thực tế là các Logistics Manager làm việc trong các môi trường khác nhau — một vài trong số đó có thể làm bạn ngạc nhiên!

Đúng là ngành sản xuất được xem như là một trong những ngành hàng đầu cho con đường sự nghiệp này. Nhưng các ngành khác cũng là một “miền đất hứa” cho Logistics Manager bao gồm các dịch vụ chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật, cùng với ngành công nghiệp sản xuất hóa chất. Một số lĩnh vực khác ít được biết đến hơn nhưng vai trò của Logistics Manager là cực kì quan trọng và cần thiết là bệnh viện, công nghệ máy tính và các trung tâm sản xuất sản phẩm điện tử.

3.Bạn cần kỹ năng nào để trở thành Logistics Manager tài năng?

Để trở thành Logistics Manager tài năng, bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu về chuyên môn như: ngoài việc tốt nghiệp Đại học Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các ngành khác liên quan; bạn cần có kinh nghiệm ít nhất 3 năm về lĩnh vực Logistics; khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát. Đặc biệt, sự năng động, sáng tạo trong công việc, khả năng làm việc độc lập và quyết đoán là những phẩm chất quan trọng cần có của một Logistics Manager. Với vai trò của 1 người quản lý cấp trung, bạn cần có khả năng xử lý tình huống, giám sát và huấn luyện nhân viên. Thêm vào đó, do phải làm việc trong môi trường áp lực cao, một Logistics Manager tài năng phải tràn đầy nhiệt huyết và năng động với tinh thần trách nhiệm cao.

     a. Một Logistics Manager giỏi là người luôn đem lại kết quả

Một sự thật hiển nhiên là Chuỗi cung ứng phải luôn đem lại hiệu quả cho công ty. Những Logistics Manager giỏi phải luôn đem lại hiệu quả về chi phí, chất lượng và thời gian. Điều này được thực hiện qua việc theo dõi KPI và cải thiện nó hằng ngày (chứ không phải là điều chỉnh thông số để KPI nhìn cho đẹp mắt).

Hướng tới kết quả là một tố chất quan trọng để đạt được thành công trong Chuỗi cung ứng. Đặc biệt ở vị trí Logistics Manager, họ luôn có khát khao đạt được thành tựu. Logistics Manager luôn thấu hiểu việc “Làm thế nào” để đạt được kết quả và “Kết quả nào” đáng để nỗ lực hướng tới.

      b.Logistics Manager tài năng phải nắm vững kiến thức chuyên môn

Với trách nhiệm giám sát và ra quyết định thay đổi Chuỗi cung ứng, một Logistics Manager tài năng phải nắm rõ các kiến thức về thu mua, sản xuất, tồn kho và vận chuyển. Thông thường các Logistics Manager sẽ bắt đầu ở một phòng ban trong 4 mảng trên và dần dần trao dồi kiến thức để leo lên vị trí cao nhất của Chuỗi cung ứng.

Nhưng trên thực tế, bằng khả năng lãnh đạo nổi trội của mình, một số quản lý Sales hoặc Vận hành cũng có cơ hội được đề bạc lên thành quản lý Chuỗi cung ứng. Tuy nhiên những trường hợp này thường gặp rắc rối khi phải ra quyết định mang tính chuyên môn cao, khó thuyết phục cấp trên hoặc làm cho cấp dưới thấu hiểu hoàn toàn.

    c.Logistics Manager tài năng phải xây dựng được sự tín nhiệm

Một Logistics Manager tài năng thành công là người xây dựng và bảo toàn sự được tín nhiệm của mình qua thời gian. Và họ làm điều đó qua 4 Cs:
– Consistent – Kiên định: Đã nói được là phải làm được.
– Competence – Năng lực: Không ngừng học hỏi và áp dụng những kỹ năng, kiến thức chuyên môn.
– Commitment – Cam kết: Luôn đạt được kết quả dù có những khó khăn và trở ngại.
– Concern – Sự quan tâm: Thành thật chia sẻ suy nghĩ, kiến thức và cảm xúc với mọi người.

   d.Logistics Manager tài năng có khả năng kiến tạo và thực thi chiến lược

Như những quản lý khác, các Logistics Manager tài năng phải có đầu óc chiến lược và bản năng kinh doanh tốt. Họ luôn nhận ra được cục diện chung và hướng cả nhóm Chuỗi cung ứng đến thành công. Logistics Manager tài năng còn phải đảm bảo trằng các thành viên trong nhóm biết mình nên làm gì (và không nên làm gì). Ngoài ra, Logistics Manager tài năng còn nhận biết được xu hướng thị trường, để đảm bảo đề ra các kế hoạch và định hướng chính xác.

Điều quan trọng nhất là các Logistics Manager tài năng luôn đưa ra các quyết định sáng suốt dựa trên phân tích, kinh nghiệm, yếu tố khách quan và bản năng của họ.

    e.Logistics Manager tài năng là người tạo ra các Logistics Manager tương lai

Một Logistics Manager tài năng luôn khuyến khích, động viên và phát triển người khác. Họ đóng góp vào sự phát triển công ty bằng cách đào tạo ra nguồn nhân lực giỏi và tài năng cho cả doanh nghiệp.

   f.Logistics Manager tài năng luôn không ngừng học hỏi và đổi mới

Những nhà quản lý tốt thường thay đổi các định kiến làm việc bằng những kiến thức mới. Họ biết rằng sự đổi mới là một phần không tránh khỏi của phát triển, và một chuỗi cung ứng tốt là chuỗi cung ứng luôn nắm bắt được thị trường.

Và hành động thay đổi và tìm kiếm kiếm thức mới sẽ cải thiện tinh thần của cả nhóm, khiến bộ phận Chuỗi cung ứng của công ty trở nên năng động hơn và hiệu quả hơn trong công việc.

   g.Logistics Manager tài năng luôn là người biết chia sẻ

Một Logistics Manager tài năng luôn nhận trách nhiệm về những quyết định của mình; chấp nhận khuyết điểm và chia sẻ các thành công với cả nhóm. Họ luôn sẵn sàng trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với người khác.

    h.Biết áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào công việc.

Trong thời đại công nghệ hóa, hiện đại hóa hiện nay việc áp dụng công nghệ phần mềm quản lý vào công việc là một việc làm cần thiết và thông minh của một Logistics Manager, vì nó giúp tiết kiệm được thời gian, tối ưu hóa hiệu quả công việc dễ dàng quản lý dữ liệu, số liệu, tự động hoá các tác vụ hàng ngày, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp…

Tóm lại

Để trở thành một Nhà quản lý chuỗi cung ứng giỏi thật không dễ dàng. Tuy nhiên những tố chất trên đều có thể rèn luyện được qua thời gian và Nếu thật sự đam mê Chuỗi cung ứng, bạn sẽ biến nó thành điểm mạnh của riêng mình.

Ngoài ra, hai kĩ năng rất cần thiết nếu muốn trở thành một Logistics Manager thành công đó chính là: khả năng làm việc dưới áp lực và kỹ năng tổ chức xuất sắc.

Một bước quan trọng trong quá trình trở thành một Logistics Manager là luôn trao dồi, học hỏi những kiến thức trong ngành Logistics nói riêng và những kiến thức trong ngành Supply Chain nói chung. Khi nắm vững những kiến thức nền này, bạn mới có thể dễ dàng giải quyết được nhiều tình huống khó khăn có thể xảy ra trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm: