Friday, April 26, 2024
Home Tin tức Logistics Đột phá logistics 2018

Đột phá logistics 2018

1.Giải pháp để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam

Dù Cơ sở vật chất hạ tầng giao thông, thương mại, công nghệ thông tin còn yếu kém, chưa kết nối được với các nước trong khu vực.

Nguồn nhân lực cho hoạt động logistics còn chưa đáp ứng được yêu cầu

Chi phí không chính thức mà các chủ hàng xuất khẩu của Việt Nam phải gánh chịu có thể lên tới 250 triệu USD vào năm 2020.

Chi phí vận tải cao tác động đến chi phí logistics trong nước.

Chi phí kiểm tra liên ngành.

Đa phần doanh nghiệp logistics của Việt Nam chỉ đảm nhận vai trò vệ tinh của doanh nghiệp nước ngoài

Hệ thống giao thông như đường sắt 2 chiều vẫn chưa phát triển, ảnh hưởng tới vận chuyển và tiếp cận tới các vùng và cảng biển.

Nhưng hoạt động logistics luôn gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu mà tiềm năng về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam là rất lớn. Ngoài ra, triển vọng phát triển ngành kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam cũng là cơ hội lớn cho dịch vụ logistics phát triển.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia – Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra 4 đề xuất được xem là cần ưu tiên để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam. Đó là: Tăng cường kết nối; Tăng cường tạo thuận lợi thương mại; Tăng cường sự phối hợp, cộng tác liên ngành với doanh nghiệp; Theo dõi và đo lường tiến độ cải cách.

Còn theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Bình, dù trước đó, Bộ Công Thương đã phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Quốc Bình vẫn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao và phát triển ngành logistics đầy tiềm năng.

Đầu tiên, cần xác nhận logistics là ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm và tiến hành quản lý tập trung logistics như các quốc gia khác bằng cách giao cho một ban ngành.

Thứ hai, phải quan niệm logistics là bài toán vĩ mô chứ không chỉ là bài toán địa phương. Một vấn đề cần giải quyết tiếp theo đó là xây dựng đồi tàu viễn dương để giành lại vị trí của Việt Nam trong khu vực, giảm chi phí các doanh nghiệp phải chi để thuê đội tàu nước ngoài.

Cuối cùng, là xây dựng đường cao tốc Bắc Nam để hộ trợ việc trung chuyển, vận chuyển tới các vùng và cảng. Đồng thời phát triển logistics tại các vùng từ đó hình thành logistics tập trung quốc tế.

2.Đột phá logistics 2018

Hội nghị toàn quốc về logistics, các giải pháp giảm chi phí, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông, khai mạc đầu tuần này tại Hà Nội, được xem là hội nghị chuyên đề quan trọng bậc nhất trong năm 2018 do Bộ Giao thông – Vận tải chủ trì tổ chức nhằm sớm đưa Việt Nam trở thành đầu mối logistics của khu vực.

Diễn ra sau khoảng một năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 200/2017/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch Hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Hội nghị có sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp logistics, các đơn vị vận tải, các hiệp hội vận tải… đại diện cho các thành phần trong chuỗi logistics Việt.

Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Ban Tổ chức để chung tay tháo gỡ những bất cập, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics; giảm chi phí vận tải. Quan trọng hơn, đây còn là nỗ lực nhằm sớm đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực – lĩnh vực mà chúng ta có nhiều tiềm năng phát triển.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), thì Chỉ số hoạt động logistics (LPI) của Việt Nam được xếp thứ 64/160 nền kinh tế được xếp hạng (từ hạng 48 – giảm 16 bậc), 5/6 điểm thành phần đều giảm, đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (sau Singapore, Thái Lan và Malaysia). Tuy nhiên, nhận diện được sự phát triển của ngành logistics thế giới, Chính phủ đã quan tâm, và có những chính sách phát triển trong năm 2017, tạo tiền đề để logistics năm 2018 phát triển đột phá.

Thương mại điện tử và ngành công nghiệp tự động hóa đang là những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics Việt Nam trong năm 2018. Theo số liệu từ Armstrong and Associates năm 2017, dự kiến đến năm 2020, thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng 7,2%-7,5% tổng doanh thu logistics thế giới.

Theo xu hướng và sự phát triển của ngành logistics thế giới, các chuyên gia cũng dự đoán rằng, ngành logistics sẽ chuyển dịch trọng tâm về các thị trường đang phát triển tại châu Á. Vì vậy, đây cũng là một động lực tạo cơ hội để ngành logistics Việt Nam đón đầu sự phát triển trong năm 2018 và tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

Most Popular

Vì sao Viconship “chốt” mua cảng Nam Hải Đình Vũ?

Việc ký kết hợp đồng chính thức được thực hiện trong tháng 4 này. Toàn bộ quá trình bàn giao dự kiến...

Khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giữa năm 2023

Sở GTVT tỉnh An Giang đã hoàn tất các thủ tục chuyển Bộ GT Vận Tải thẩm định thiết kế xây...

Tiếp tục đề xuất lùi thời điểm áp dụng ca bin điện tử trong đào tạo giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam vừa tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lùi thời điểm bắt buộc các...

Dự kiến chi phí hơn 3.900 tỷ đồng triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu...

Recent Comments