Friday, March 29, 2024
Home Tin tức Logistics Làm thế nào để kéo giảm chi phí logistics tại Việt Nam

Làm thế nào để kéo giảm chi phí logistics tại Việt Nam

I.Xu hướng giảm chi phí dịch vụ Logistics

-Theo thông kê, chỉ số năng lực Logistics quốc gia của Việt Nam hiện đứng thứ 53 trên 155 nước được khảo sát.

-Tại hội thảo về giải pháp cho các doanh nghiệp Logistics vừa diễn ra tại Hải Phòng, các chuyên gia đã cung cấp cái nhìn chính xác hơn và đưa ra các giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam; chia sẻ bài học kinh nghiệm về Logistics – giảm chi phí logistics tại Việt Nam, để có thể cạnh tranh trước sự đầu tư bài bản, quy mô lớn của các tập đoàn đa quốc gia.

-Mức giảm như thế sẽ đưa chi phí Logistics tại Việt Nam sát với chi phí của các nước cùng khu vực như: Singapore và Malaysia.

II. Chi phí logistic cao tạo rào cản lớn cho nền kinh tế

-Phát biểu khai mạc hội nghị toàn quốc về Logisitc sáng 16.4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định gánh nặng chi phí đang là rào cản lớn nhất với doanh nghiệp hiện nay còn chi phí logistic cao là rào cản lớn cho cả nền kinh tế và yêu cầu các bộ ngành, địa phương thảo luận tìm giải pháp mang tính tổng thể, hiệu quả kéo giảm chi phí logistic, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

-Chi phí logistic còn lớn và vấn đề logistic ở Việt Nam không phải là mới và đã được triển khai trong thời gian qua nhưng khái niệm, cách tổ chức thực hiện, biện pháp chưa toàn diện, khiến chi phí còn cao thậm chí rất cao. Vì vậy, hội nghị logistic được tổ chức để các bộ ngành, địa phương chung tay tìm giải pháp để tổ chức thực hiện tốt hơn bởi dịch vụ logistic không phải là mới nhưng không phải ai cũng hiểu đầy đủ, chính xác.

-Đánh giá về thực trạng vận tải hiện nay, việc vận tải hàng hoá đang mới được tổ chức đơn tuyến đơn lẻ, trong đó tập trung quá nhiều vào đường bộ, kết nối kém làm tăng chi phí vận tải và chi phí logistic.

-Vì vậy cần tập trung một số giải pháp. Cụ thể, về thể chế chính sách, cần thảo luận xem xét xem các quy định về logistic đã đầy đủ chưa, cần bổ sung quy định nào.

-Về hạ tầng giao thông, Thủ tướng nhận định kết nối hạ tầng các lĩnh vực giao thông, kết nối logistic không đồng bộ, nên cần bổ sung các giải pháp quan trọng để kết nối hạ tầng và vai trò chỉ huy phải là Bộ GTVT.

-Bên cạnh đó, tính kết nối của các loại hình vận tải và tập trung phát triển doanh nghiệp và nguồn lực phục vụ logistic vì hiện nay Việt Nam chưa có doanh nghiệp logistic mạnh và nếu “chúng ta không làm thì các bạn nước ngoài sẽ làm”.

-Ngày nay, logistics được biết đến rất nhiều trong lĩnh vực kinh doanh, được xem như là một phương thức kinh doanh mới đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới, logistics ngày càng được mở rộng và nâng cao, trở thành một ngành dịch vụ chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động giao thương quốc tế.

III.Làm thế nào để kéo giảm chi phí logistics tại Việt Nam?

-Theo đánh giá của Bộ GTVT, dịch vụ logistics của nước ta hiện đứng thứ 64/160 nước. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành logistics Việt Nam khoảng 14 – 16% và là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng ổn định.

-Tuy nhiên, vấn đề nội cộm nhất là chi phí logistics của Việt Nam đang ở mức cao (theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới – WB) tương đương 20,9 % so với GDP, trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%.
-Trong khâu vận tải, chi phí vận tải luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng chi phí logistics và ở mỗi mặt hàng lại có tỷ lệ khác nhau.

-Không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, để có thể phát triển dịch vụ logistics, Việt Nam cần đột phá cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm cả chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý để bảo đảm vai trò hỗ trợ, kiến tạo môi trường tự do kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp cam kết hội nhập. Cùng đó, cần tăng cường phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics và các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, hiện đại và chuyên nghiệp, có đủ sức cạnh tranh và phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược.

-Bên cạnh đó, cần phải siết chặt quản lý để loại bỏ các khoản “tiêu cực phí” vô hình, tránh việc tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ công quyền với doanh nghiệp, cần áp dụng công nghệ vào giám sát hoạt động của doanh nghiệp thay vì hiện vẫn còn quá nhiều lực lượng chức năng trực tiếp giám sát doanh nghiệp ở trên đường như hiện nay.

-Tiến hành rà soát tất cả các hình thức, phương tiện GTVT; hệ thống kho bãi… để từ đó xây dựng dữ liệu vận tải và kho vận. Hỗ trợ trao đổi dịch vụ vận chuyển hàng hóa, giúp các phương thức vận tải kết nối với nhau nhanh chóng, hạn chế tối đa phương tiện vận tải chạy “rỗng” chiều về.

-Cần có một ủy ban quốc gia cho hoạt động này bởi tính chất đa dạng từ vận tải, thương mại đến bảo hiểm của logistics.

-Tăng cường phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics và các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, hiện đại và chuyên nghiệp, có đủ sức cạnh tranh và phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp logistics Việt với nhau để tăng khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại.

-Chính phủ cần có vai trò kiến tạo, giải pháp mang tính đột phá giảm chi phí BOT cầu đường, phí môi trường… Về phía VLA sẽ đưa ra những giải pháp hữu hiệu để cho những hội viên có thể ứng dụng khoa học công nghệ mới vào kinh doanh, quản lý nhằm giảm chi phí logictics.

-Cần quy hoạch lại hệ thống logistics ở Việt Nam nhằm phát huy hết công suất các cảng biển thông qua cải thiện kết nối. Cần có các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế theo các cụm ngành/cụm liên kết giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như trong quá trình phân phối hàng hóa đầu ra làm sao có thể rút ngắn nhất được thời gian, không gian khi vận chuyển, lưu kho…

-Những nguyên nhân khiến chi phí logistics của Việt Nam còn cao do cơ sở hạ tầng như hệ thống cảng biển, kho bãi, kết nối… còn hạn chế, bất cập. Thủ tục hải quan dù đã triển khai một cửa, điện tử hóa, giảm kiểm tra hàng hóa, song quy trình xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn phức tạp hơn nhiều các nước khác.

-Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam thường vẫn phải chịu sự áp đặt mức giá vận chuyển cao từ các hãng vận tải biển nước ngoài, thậm chí còn phải trả thêm nhiều khoản phụ thu không hợp lý do năng lực đàm phán còn hạn chế (thường phải chọn hình thức mua CIF bán FOB khiến phí vận chuyển cao), trong khi năng lực vận tải của các doanh nghiệp tàu biển trong nước còn yếu không cạnh tranh được với các hãng quốc tế.

-Bên cạnh đó, việc quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam còn gây lãng phí, thất thoát khi mua hàng, sản xuất, lưu kho và bán hàng. Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp còn thiếu tính gắn kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cũng là nguyên nhân khiến cho chi phí vận tải và các chi phí logistics khác phát sinh và tăng giá.

-Đối với các doanh nghiệp logistics trong nước, cần phải tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại theo xu hướng hình thành ngành logistics 4.0 để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá phí các dịch vụ.

-Tăng cường năng lực hoạt động cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp logistics trong nước thông qua việc thúc đẩy phát huy hiệu quả hơn vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề.

-Số hóa trong vận tải và logistics từ xu hướng tới thực tiễn” sẽ mang đến thông tin cập nhật về xu hướng công nghệ, giải pháp mới của khu vực và thế giới, những chia sẻ của doanh nghiệp trong ngành đã ứng dụng trong hoạt động kinh doanh mang lại hiểu quả

-Và Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp logistics nhỏ và vừa về tiếp cận nguồn vốn, kết nối đối tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp logistics Việt Nam có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm :

Bình luận

Most Popular

Vì sao Viconship “chốt” mua cảng Nam Hải Đình Vũ?

Việc ký kết hợp đồng chính thức được thực hiện trong tháng 4 này. Toàn bộ quá trình bàn giao dự kiến...

Khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giữa năm 2023

Sở GTVT tỉnh An Giang đã hoàn tất các thủ tục chuyển Bộ GT Vận Tải thẩm định thiết kế xây...

Tiếp tục đề xuất lùi thời điểm áp dụng ca bin điện tử trong đào tạo giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam vừa tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lùi thời điểm bắt buộc các...

Dự kiến chi phí hơn 3.900 tỷ đồng triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu...

Recent Comments