Tuesday, May 14, 2024
Home Blog Page 28

Tổng quan về Logistics

1. Logistics là gì?

Logistics là vòng tròn bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan… nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất. Từ đây suy ra, nhân viên Logistics sẽ là người phụ trách các công việc liên quan đến chuỗi các hoạt động nói trên.

Nếu làm tốt Logistics thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển không hề nhỏ, điều đó đồng nghĩa với giá thành sản phẩm sẽ được hạ xuống từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đem về nhiều lợi nhuận.

2. Cơ hội và thách thức cho ngành Logistics

Ngành Logistics có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%. Hiện tại, có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số này dự đoán sẽ càng tăng chóng mặt trong thời gian sắp tới.

Thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics cần thêm khoảng 18.000 lao động, chưa tính các doanh nghiệp hoạt động khác ngành. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm dành cho những người theo học ngành Logistics là rất lớn, bạn hoàn toàn có thể kiếm được việc làm lương cao, ổn định tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước ngay sau khi vừa ra trường.

Tuy nhiên, không có công việc nào dễ dàng cả, để thành công với nghề Logistics cũng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Đầu tiên, bạn phải trau dồi khả năng ngoại ngữ vì hầu hết các doanh nghiệp đều có định hướng mở rộng hợp tác với các công ty nước ngoài, các chứng từ, biên bản theo đó cũng được trình bày dưới dạng tiếng Anh. Thông thạo ngoại ngữ sẽ là bàn đạp vững chắc để bạn tìm thấy cơ hội ở bất cứ công ty nào. Tiếp theo, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý phải di chuyển nhiều, đặc biệt khi bạn chọn công việc liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngoài ra, sự năng động, nhanh nhẹn và tỉ mỉ cũng giúp bạn ghi điểm khi tham gia ứng tuyển vào vị trí Logistics.

3. Học Logistics ra thì làm gì?

Các vị trí công việc dành cho những người chọn học chuyên ngành Logistics khá đa dạng, cụ thể bạn có thể làm các công việc sau:

– Nhân viên xuất nhập khẩu

– Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

– Nhân viên thu mua

– Nhân viên quản lý hàng hóa

– Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải

– Nhân viên kinh doanh Logistics…

4. Các cấp bậc của nghề Logistics

– Logistics Officer ($300 – $700): Vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vị trí này ngay khi bạn vừa mới ra trường. Mức lương khởi điểm của một nhân viên Logistics khá cao so với mặt bằng chung, khoảng 6-7 triệu/ tháng.

– Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Bạn có thể được cất nhắc lên vị trí này khi đã có trong tay 1-2 năm kinh nghiệm, tùy công ty mà bạn sẽ phụ trách vị trí Logistics Supervisor hoặc thăng tiến trực tiếp lên Logistics Manager.

– Logistics Manager ($1000 -$4000): Để trở thành Logistics Manager, bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát. Mức lương có thể chênh lệch tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp nhưng mức cao nhất bạn nhận được có thể lên đến $4000, thậm chí hơn $5000.

– Logistics Director ($4000 – $6000): Là người đứng đầu, quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics trong công ty, bạn phải nằm lòng nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm. Nhiều công ty không có vị trí này mà chuyển thẳng lên thành Supply Chain Director.

– Supply Chain Director ($5000 – $7000): Đúng như tên gọi của mình, Supply Chain Director (Giám đốc chuỗi cung ứng) sẽ phụ trách tất cả các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế. Trách nhiệm cao, đòi hỏi cũng nhiều nhưng mức lương bạn nhận được là hoàn toàn xứng đáng.

5. Học Logistics ở đâu tốt nhất?

Dưới đây là danh sách các trường đại học được đánh giá cao trong công tác đào tạo ngành Logistics mà bạn có thể tham khảo:

– Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội

– Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

– Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2

– Trường ĐH Hàng hải Việt Nam

– Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc Gia TP.HCM

– Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam

Nếu bạn cảm thấy có hứng thú với ngành này thì đừng ngần ngại học hỏi, Logistics sẽ giúp bạn khám phá thêm các thế mạnh của chính mình và tất nhiên, còn mang đến cho bạn công việc với mức lương mà bạn luôn mơ ước.

Có thể bạn quan tâm :

10 sự kiện nổi bật của Logistics Việt Nam năm 2017

Cùng điểm lại 10 sự kiện nổi bật của logistics Việt Nam năm 2017, do Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương bình chọn

1. Ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg

Một góc Quyết định 200 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 14/02/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Kế hoạch hành động nêu ra 60 nhiệm vụ thuộc 6 nhóm lớn.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản định hướng cấp quốc gia về phát triển dịch vụ logistics. Sau khi Quyết định 200/QĐ-TTg được ban hành, một số Bộ ngành, địa phương, hiệp hội đã ban hành kế hoạch của riêng nghành, địa phương mình để cụ thể hóa các nhiệm vụ nhằm phát triển dịch vụ logistics trong ngành hoặc tại địa phương, phù hợp với điều kiện và đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội của ngành hoặc địa phương đó.

2. Tàu container lớn nhất thế giới cập cảng Việt Nam

Ngày 20/2/2017, siêu tàu container Margrethe Maersk có trọng tải 200.000 tấn, sức chở 18.300 TEU đã cập cảng Cái Mép – Thị Vải an toàn để làm hàng. Với chiều dài 399m, rộng hơn 59m, tàu container Margrethe Maersk là con tàu khổng lồ hàng đầu thế giới hiện nay. Đây là con tàu lớn nhất thế giới lần đầu tiên cập cảng Việt Nam để làm hàng container.

Sự kiện này cho thấy Việt Nam có đủ năng lực tiếp đón các loại tàu container lớn trên thế giới.

3. Hiệp định WTO về tạo thuận lợi thương mại có hiệu lực

Hiệp định WTO về tạo thuận lợi thương mại (TFA) được Việt Nam phê chuẩn từ tháng 11/2015. Ngày 22/2/2017, TFA đã nhận được phê chuẩn cần thiết từ 2/3 trong tổng số 164 thành viên của WTO và chính thức có hiệu lực.

TFA có hiệu lực hứa hẹn sẽ đẩy nhanh sự luân chuyển, thông quan và giải phóng hàng hóa; mở ra một thời kỳ mới cho cải cách, tạo thuận lợi thương mại và tạo ra một động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế, mang lại lợi ích chung cho tất cả các quốc gia thành viên.

4. Hội nghị triển lãm quốc tế “Hậu cần vận tải hàng không Việt Nam năm 2017

Ngày 22/4/2017, Hội nghị triển lãm quốc tế “Hậu cần vận tải hàng không Việt Nam năm 2017- Air Freight Logistics Vietnam” do Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với Công ty truyền thông Logistics Việt Nam tổ chức tại Tp. quy tụ nhiều nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không và các trang thiết bị phục vụ cho ngành hàng không. Qua Hội nghị, ngành logistics hàng không tại Việt Nam được nhìn nhận như một lĩnh vực đầy tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng nhanh và đem lại doanh thu lớn trong thời gian tới.

5. Thành lập Liên minh hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam

Liên minh hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam bao gồm các đơn vị OSB, T&M, VPBank, PTI và Alibaba được thành lập ngày 16/5/2017. Mục tiêu của Liên minh là tạo nền tảng chung hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics, kết nối doanh nghiệp để tận dụng lợi thế chung từ các đơn vị trong Liên minh, qua đó thúc đẩy xuất nhập khẩu, cắt giảm chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu.

6. Một số luật có tác động lớn đến logistics được thông qua hoặc chính thức có hiệu lực

Luật Hàng hải 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017 với các quy định mới trong đó có việc niêm yết giá cước và dịch vụ cảng tại Nghị định 146/2016/NĐ-CP. Việc niêm yết giá cước, thụ thu cước và dịch vụ cảng biển góp phần làm minh bạch thị trường vận tải và giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Cũng trong tháng 7/2017, Luật Quản lý ngoại thương đã được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2018, gồm 8 Chương 113 Điều quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương. Luật Quản lý ngoại thương có nhiều thay đổi về quản lý hoạt động thương mại theo hướng thông thoáng, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó tạo thuận lợi cho hoạt động logistics.

7. Những bước tiến lớn trong tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc

Năm 2017 các doanh nghiệp đường sắt Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong việc khai thông các tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc. Với dịch vụ này, các hành lang vận tải qua Lào Cai và Lạng Sơn đã có thể được khai thác cho hàng chuyển tải, quá cảnh vào khu vực phía Nam Trung Quốc thuận lợi hơn, góp phần nâng cao vai trò của Hải Phòng như một cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế và vươn tới các nước Châu Âu. Sau nhiều nỗ lực, ngày 25/11/ 2017, ngành Đường sắt Trung Quốc và Đường sắt Việt Nam đã tổ chức đón đoàn tàu chuyên container đầu tiên kết nối giữa hai quốc gia tại ga Đồng Đăng – Lạng Sơn. Với thời gian vận chuyển container bằng đường sắt rút ngắn còn 4 ngày thay vì 14 ngày bằng đường biển, cước phí vận chuyển rẻ hơn 1 nửa so với đường bộ.

8. Làn sóng M&A lớn trong lĩnh vực logistics

Logistics là lĩnh vực đang được nhiều nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài, quan tâm. Năm 2017 chứng kiến một số thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực logistics, điển hình là Sagawa đầu tư vào Vingroup, CJ mua lại cổ phần từ Gemadept.

9. Hình thành Mạng lưới đào tạo logistics Việt Nam

Công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics đang trở nên cấp bách trước đà tăng trưởng đột biến của hoạt động logistics hiện nay. Mạng lưới đào tạo logistics Việt Nam tập hợp các trường đại học, đơn vị đào tạo để cùng liên kết đẩy mạnh công tác đào tạo về logistics, phát triển đội ngũ giảng viên, trao đổi cơ hội hợp tác và thực hành, thực tập tại các cơ sở, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

10. Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017 là Diễn đàn Logistics lần thứ 5, và là lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Diễn đàn thu hút sự quan tâm của hơn 500 đại biểu tham dự, đề cập và bàn thảo những vấn đề có tính chiến lược đối với sự phát triển của ngành logistic Việt Nam hiện nay và trong giai đoạn tới.

Tại Diễn đàn, Báo cáo Logistics Việt Nam 2017 và trang thông tin điện tử www.logistics.gov.vn đã được công bố và giới thiệu đến công chúng, cung cấp những thông tin chính thống, phong phú, nhanh chóng về hoạt động logistics.

Cũng tại Diễn đàn đã diễn ra lễ ký kết các bản nghi nhớ hợp tác quan trọng giữa Vietjet Air Cargo và Viettel, giữa Thép Hoà Phát Dung Quất với Vinalines, Novaon – Bảo Việt, Hiệp hội Logistics và Đại học Quốc gia Hà Nội; lễ ký kết hợp tác chiến lược và toàn diện giữa các doanh nghiệp, hiệp hội, các trường đại học nhằm thúc đẩy, tạo đột phá phát triển dịch vụ Logistics.

Có thể bạn quan tâm :

Những điều quan trọng về quản lý vận tải bền vững

  1. Thiết kế một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Quản lý vận tải sẽ là một nhiệm vụ dễ dàng hơn khi bạn biết nó như thế nào tất cả phù hợp trong các chương trình lớn của sự vật . Thiết kế một kế hoạch kinh doanh tốt để có tất cả các chi tiết tính vào chi phí văn phòng, thiết bị, và các phần mềm cần thiết vào các mục tiêu kinh doanh lâu dài của bạn. Một kế hoạch như vậy sẽ đảm bảo bạn có cơ hội kinh doanh tốt hơn trong thời gian dài. Đây là bước hoàn toàn cần thiết nhằm đảm bảo doanh nghiệp của bạn sẽ giúp nó cuối cùng. Để làm như vậy bạn sẽ cần phải thoát khỏi bất kỳ ngôn ngữ phụ trong kế hoạch kinh doanh của bạn – không chỉ thực hiện điều này lãng phí thời gian và không gian nhưng nó sẽ khá hơn nhiều giúp bạn có hư. Hãy trực tiếp, kế hoạch, và nhận được đến điểm của những gì bạn muốn để có thể đi qua một cách nhanh chóng. Hãy thực tế với các mục tiêu của bạn, hãy xem xét những thách thức phía trước, và cân nhắc cả những thách thức và cơ hội đến bạn đang đi cho. Đảm bảo kế hoạch kinh doanh của bạn có được sự ủng hộ của các hình ảnh, biểu đồ, đồ thị và số liệu thống kê nhiều hơn bạn có thể sử dụng để đưa nó vào cuộc sống. Hãy chắc chắn rằng bạn tránh xa mẫu nếu bạn có thể và làm tốt nhất của bạn để giữ một cạnh sáng tạo trên những kế hoạch như thế nào.

  1. Sử dụng điện thoại thông minh để lợi thế của bạn

Có rất nhiều ứng dụng di động có khả năng giúp bạn quản lý vận tải trong thời gian dài, trở thành một công cụ vô giá để giúp phân tích kinh doanh của bạn. Bạn có thể tìm theo dõi GPS , ứng dụng xác nhận và nhật ký gửi, nhưng thậm chí có cụ thể hơn các ứng dụng theo dõi một số tùy chọn khác, chẳng hạn như nhiên liệu hiệu quả, ví dụ. Giữ liên lạc với các số liệu thống kê sẽ cho phép bạn quản lý vi mô kinh doanh của bạn dễ dàng hơn. Có một số khả năng ra có mà cung cấp cho bạn một cơ hội để theo dõi nhiều hãng LTL, môi giới, tạo ra một vận đơn, nhãn vận chuyển, lịch trình đón, báo cáo, theo dõi, API và nhiều hơn nữa.

  1. Sử dụng hệ thống quản lý giao thông vận tải / Phần mềm

Ứng dụng di động là tuyệt vời về một số nhiệm vụ, nhưng họ vẫn còn thua kém các phần mềm quản lý hàng hóa, hay thường được gọi là một hệ thống quản lý giao thông vận tải, và khả năng của mình. Giải pháp như thế này sẽ giúp giảm số lượng nhiệm vụ dẫn sử dụng, tối ưu hóa doanh nghiệp của bạn và làm cho lô hàng củng cố và giữ kiểm soát các lô hàng dễ dàng hơn trong so sánh.

  1. Nhận thức được các địa điểm

Khi bạn có doanh nghiệp của bạn trong tâm trí và bạn muốn thành công bền vững, bạn có mở rộng trong tâm trí? Giống như nó là trong chiến tranh, kinh doanh là một chiến trường riêng của mình và mở rộng có nghĩa là được đất trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, một số địa điểm có nhiều chiến lược hơn người khác và do đó họ có giá trị hơn những người khác. Một cách tốt để tìm kiếm khách hàng ở nước ngoài là nhìn vào danh sách các nước phát triển nhanh nhất với nhu cầu lương thực, xe cộ, di chuyển đồ đạc, tái định cư, nhà ở, đồ uống và nhiều hơn nữa. Cũng giống như một dịch vụ loại bỏ hoặc máy động lực nói chung có thích hợp riêng của họ trên thị trường; quản lý vận tải mất này lên một tầm cao mới, vì vậy tận dụng bất cứ khi nào bạn có thể.

  1. Được chủ động

Tùy thuộc vào tình trạng của ngành công nghiệp, chờ đợi xung quanh cho các cơ hội kinh doanh lớn sẽ chỉ đơn giản là không làm việc. Bạn cần phải tạo cơ hội cho mình để kinh doanh của bạn có thể phát triển thịnh vượng trong thời gian dài. Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các nhà cung cấp nhiều hơn để thêm vào hỗn hợp của bạn. Nhưng, không dừng lại ở đó, làm cho họ đến trong một ngày nhà cung cấp để nhận biết cá nhân họ và thấy có những nhà cung cấp khác có liên quan đến tổ chức của bạn. Sự hợp tác này của một “Ngày Nhà cung cấp” như chúng tôi đã viết trong bài đăng blog , có thể đi một chặng đường dài hướng tới quản lý vận chuyển chủ động. Viết blog cũng là một cách tuyệt vời của việc theo dõi sự tiến bộ của bạn, cho thấy hoạt động trên bảng và cho phép khách hàng của bạn để xem bạn đang phát triển và đang phát triển, do đó, không đánh giá thấp sức mạnh của tiếp thị nội dung cho doanh nghiệp của bạn để tăng cường hợp tác chủ động .

  1. Kinh nghiệm

Không có số tiền chuẩn bị sẽ là đủ so với kinh nghiệm, vì vậy bạn sẽ cần phải được chuẩn bị đúng cho thị trường nếu bạn muốn giữ cho mọi thứ làm việc trôi chảy theo thời gian. Bạn cần để có thể bao gồm tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp với các chế phẩm của bạn, nhưng kinh nghiệm thực tế của bạn cũng sẽ đóng một vai trò rất lớn trong tương lai khi bạn hiểu được những chi tiết tốt hơn về những gì bạn đang làm. Không có nghi ngờ rằng bạn có thể có một sản phẩm cụ thể bạn làm việc, vì vậy nó sẽ là lợi thế của bạn nếu bạn sử dụng một 3PL quản lý vận tải chuyên trong việc tìm hiểu các thông lệ vận chuyển liên quan đến những sản phẩm cũng như nhiều người khác. Giao thông vận tải và các dịch vụ quản lý vận tải hàng hóa các nhà cung cấp sẽ có thể cung cấp cho bạn thêm thông tin về chủ đề này và ai nên tham gia trong việc di chuyển cước cho bạn.

  1. Giao tiếp

Bạn cần đảm bảo tất cả các chi tiết liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa được trao cho các nhà cung cấp dịch vụ quản lý vận chuyển, vì họ sẽ có cơ hội để cung cấp cho bạn một dịch vụ để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của bạn có, kết nối bạn với các tàu sân bay ngay để xử lý bất kỳ giao hàng cụ thể điều kiện bạn có thể có. Quá trình này được thực hiện vào cuối phía trước thông qua một giao thông hiện tại và tư vấn quản lý vận tải và phân tích . Sau đó, được trang bị với các dữ liệu đó, các nhà cung cấp dịch vụ quản lý giao thông vận tải có thể cung cấp cho bạn một giải pháp phù hợp nhất những gì bạn cần để đạt được mục tiêu đã nêu của bạn. phối hợp trả trước này mang lại rất lâu dài và tiết kiệm đến hàng bền vững.

  1. Giai đoạn đóng gói

Đây là một phần thiết yếu của quá trình này, vì bạn sẽ cần phải đảm bảo bạn đã bảo đảm cước vận chuyển để bảo vệ chống lại thiệt hại hàng hóa và do đó tránh được một yêu cầu vận chuyển hàng hóa . Điều này thậm chí nhiều hơn như vậy nếu cước của bạn có bất kỳ nhu cầu đặc biệt. Với ngày càng nhiều chủ hàng nhìn vào các giải pháp LTL về vận chuyển để cắt giảm chi phí của họ, bạn sẽ làm tốt để biết làm thế nào quá trình này hoạt động và cách thích hợp đóng gói có thể cho phép bạn tránh được các khiếu nại cước tốn kém và mất thời gian.

  1. Đảm bảo chất lượng

Bất cứ khi nào bạn làm việc với một chuyên nghiệp 3PL quản lý vận chuyển , họ sẽ xem xét sau khi sở thích của bạn, như bạn là một khách hàng là mạch máu của công ty họ. Một nhà cung cấp dịch vụ tốt sẽ gắn mình với các công ty vận tải khác để cung cấp các dịch vụ tốt nhất mà họ có thể trong thời gian dài, nhưng bạn cần để có thể hỏi họ một số câu hỏi để kiểm tra và hiểu các thủ tục kiểm soát chất lượng của họ. Bạn cần phải biết liệu họ có một chương trình đảm bảo chất lượng, điều kiện hành nghề kinh doanh của họ và bảo trì của nó, cho dù họ có kiểm tra kiểm soát trong trường hợp các sự kiện bất thường và dự phòng để đảm bảo vận chuyển hàng hóa của bạn đến đúng giờ và an toàn hơn. Một kế hoạch khôi phục thảm họa cũng nên là một phần của cách thức hoạt động để đảm bảo tất cả các căn cứ được bảo hiểm khi bạn làm việc với họ.

Có thể bạn quan tâm :

 

Những vấn đề về Quản lý khách hàng mà doanh nghiệp thường gặp

satisfaction survey

Quản lý thông tin khách hàng hay còn gọi là quản lý khách hàng chính là công việc mà bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân người bán hàng nào cũng phải làm. Tuy nhiên hình thức và cách làm có khác nhau tùy theo mỗi doanh nghiệp. Trải qua việc tìm hiểu và tiếp xúc với hiện trạng quản lý khách hàng của một số doanh nghiệp tại Việt Nam, chúng tôi tóm tắt và liệt kê bên dưới đây một số hiện trạng phổ biến của các doanh nghiệp trong vấn đề này:

1.Không có được cái nhìn toàn diện về khách hàng

Việc không có được cái nhìn toàn diện về khách hàng là do vấn đề lưu trữ phân tán. File thông tin khách hàng được lưu riêng lẻ ở các máy nhân viên kinh doanh do đó dẫn tới việc phân tán thông tin, không có được cái nhìn tổng quan về (số liệu) khách hàng.

2.Khó khăn trong việc khai thác dữ liệu khách hàng tiềm năng

Từ việc cập nhật dữ liệu khách hàng phân tán vì thế dẫn tới việc khai thác khách hàng sẽ khó khăn.

3. Dễ mất đi thông tin khách hàng khi nhân viên kinh doanh nghỉ việc

Đây là hiện trạng phổ biến của đa phần công ty hiện nay. Với việc cập nhật thông tin khách hàng thủ công trên file Excel hay MS Outlook thì khi nhân viên quản lý khách hàng nghỉ việc thường kéo theo việc công ty bị mất 1 số lượng khách hàng không nhỏ hiện đang được nhân viên này quản lý.

4. Báo cáo thủ công

Báo cáo cũng là tác vụ thường gặp trong 1 doanh nghiệp. Vấn đề mong muốn trong khâu này là phải nhanh chóng, chính xác và tức thời, tuy nhiên vì các doanh nghiệp đang lưu trữ dữ liệu phân tán nên việc làm báo cáo sẽ lâu, mất thời gian và không chính xác (nếu với số lượng hồ sơ khách hàng nhiều thì lại càng dễ mất chính xác).

5. Thông tin quan trọng không được chia sẻ kịp thời

Việc kiểm soát phản hồi của khách hàng, chia sẻ thông tin trong quá trình làm việc giao dịch với khách hàng cũng rất quan trọng, nó sẽ giúp cho nhân viên và công ty hiểu rõ khách hàng muốn gì, cần gì để đáp ứng cho đúng mức.

Trên một mô hình lưu trữ dữ liệu khách hàng phân tán thì việc chia sẻ thông tin khách hàng sẽ diễn ra ở mức thủ công, không có tính tức thời, vì thế các tình huống quan trọng sẽ không được kiểm soát tốt.

6. Phản hồi của khách hàng bị bỏ sót hoặc bị lãng quên

Nhiều tình huống khách hàng phản ánh là đã gọi điện, email nhiều lần cho nhân viên công ty về 1 vấn đề XYZ nào đó nhưng chưa thấy được xử lý? Đây là tình huống phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay.

7. Khó khăn trong việc theo dõi, đánh giá mức độ hiệu quả của nhân viên

Một nhu cầu phổ biến của các quản lý cấp trung là cần biết các nhân viên của mình nay đi đâu, gặp ai, kết quả như thế nào để cùng phối hợp giải quyết nếu cần.
Tuy nhiên, đa phần hiện nay công việc này vẫn còn mang tính chất thủ công, chưa được chuyên nghiệp (vd nhân viên báo cáo công việc bằng miệng, bằng email; đỡ hơn thì bằng file Excel.

Mặt khác, việc tổng hợp báo cáo hằng ngày để phục vụ cho khâu đánh giá nhân viên sau này cũng sẽ gặp khó khăn, mất nhiều thời gian.

8. Xử lý sự cố khách hàng một cách riêng lẻ và rời rạc.

Khi có sự cố với khách hàng thì nhân viên không được sự trợ giúp của cấp trên mà tự mình giải quyết. Từ đó dẫn tới nhiều sự cố từ mức độ bình thường trở thành sự cố nghiêm trọng do khả năng giải quyết của nhân viên có hạn.

9. CSKH không thể theo dõi hết những vấn đề liên quan đến Khách Hàng xảy ra hằng ngày.

Việc theo dõi và tổng hợp, giải quyết các sự cố liên quan đến việc quản lý khách hàng hằng ngày một cách bài bản, khoa học là vấn đề với các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như tổng đài điện thoại, hỗ trợ người dùng…

KẾT

Với những vấn đề nêu trên thì một giải pháp cho các nhà quản lý doanh nghiệp là áp dụng Phần mềm quản lý. Việc áp dụng Phần mềm để quản lý doanh nghiệp vừa giúp các nhà quản lý tiết kiệm nhân lực, thông tin chính xác, bảo mật, sử lý vấn đề một cách kịp thời và hơn hết là không bị mất đi khách hàng khi nhân viên kinh doanh nghỉ việc.

Có thể bạn quan tâm :

Những điều chủ hàng cần biết khi vận chuyển hàng hóa bằng container

I.Vận chuyển hàng bằng container có ưu điểm nào ?

Vận chuyển hàng hóa bằng container thường gắn liền với hình thức tàu chợ, hay tàu định tuyến. Nghĩa là vận chuyển bằng tàu container chuyên tuyến, có lịch trình và biểu cước thông báo trước. Bạn muốn vận chuyển hàng hóa xuất khẩu đi Hàn Quốc? Sẽ có tàu hàng tuần để phục vụ bạn. Tương tự, bạn muốn vận chuyển hàng hóa bằng container từ Hải Phòng vào Thành phố Hồ Chí Minh, cũng sẽ có tàu container nội địa gần như hàng ngày đáp ứng nhu cầu đó.

   1.Lịch trình linh hoạt

Trừ một số cảng ở châu Phi, hoặc Trung Mỹ, những cảng lớn trên thế giới (ví dụ Singapore, Hongkong, Tokyo, Hamburg, New York, Los Angeles…) đều có tàu ghé cảng Việt Nam với lịch tàu hàng tuần .

   2.Linh hoạt về lượng hàng

Chỉ vài chục kilogram, cũng có thể bố trí được – gửi hàng lẻ. Tất nhiên sẽ thuận lợi hơn nếu bạn có đủ hàng để đóng nguyên một hoặc nhiều container. Nếu đi tàu hàng rời, lô hàng cần đáp ứng mức tối thiểu, cỡ vài ngàn tấn trở lên.

  3.Giá cước vận chuyển hợp lý

Vận chuyển hàng hóa bằng container so với những phương thức vận tải khác như đường hàng không, đường sắt, đường bộ.

Tinh linh hoạt nhờ công cụ mang hàng chuẩn quốc tế (ISO container) có thể kết hợp với nhiều phương thức vận tải khác, tạo thành vận tải đa phương thức. Nhờ đó cung cấp giải pháp vận tải an toàn, thuận tiện từ Cửa-tới-Cửa cho khách hàng.

II.Vận chuyển hàng hóa bằng container khi nào?

      1 .Hàng nào thì nên vận chuyển hàng hóa  bằng container đường biển.

          a.Hàng có khối lượng tương đối lớn : Có thể đóng một hoặc nhiều container, vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển từ cảng Hải Phòng vào cảng Sài Gòn hoặc ngược lại. Trên tuyến này, hàng chủ yếu qua lại giữa hai cảng nêu trên. Rất ít khi tàu container nội địa ghé những cảng khác như Đà Nẵng hay Quy Nhơn.Bạn cũng nên lưu ý rằng, trên tuyến này chỉ vận chuyển hàng nguyên container chứ không chạy hàng lẻ nhé. Nếu muốn chạy khối lượng ít hơn, vài tấn hàng thì nên chọn xe tải Bắc-Nam sẽ phù hợp hơn.

         b.Đối với hàng xuất nhập khẩu : Đa phần hàng xuất nhập khẩu thông thường đều có thể phù hợp với vận chuyển bằng container đường biển. Những mặt hàng này bao gồm cả chủ lực của Việt Nam như gạo, tiêu, điều, cà phê… đến những mặt hàng công nghệ cao như máy móc, thiết bị, đồ điện tử…

     2.Loại hàng nào không phù hợp khi vận chuyển hàng hóa bằng container

        a.Những lô hàng có giá trị lớn, cần vận chuyển nhanh, chẳng hạn như: đồ trang sức, hoa tươi… Những trường hợp này thì nên chuyển bằng đường hàng không với chi phí cao nhưng nhanh và an toàn.

       b.Những lô hàng có khối lượng lớn (khoảng vài chục nghìn tấn trở lên): gạo, quặng, vôi, phân bón… Loại này thích hợp với chuyển bằng tàu hàng rời, kích cỡ lớn nhỏ phù hợp với lô hàng.

        c.Những loại hàng cần vận chuyển bằng tàu chuyên dụng: dầu thô, khí hóa lỏng, ô tô … Tất nhiên với khối lượng ít, chúng vẫn có thể được vận chuyển container chuyên dùng.

III.Nếu bạn chọn vận chuyển bằng conatiner là phương thức vận chuyển cho hàng hóa của bạn, bạn tham khảo các bước sau:

  1. Liên hệ với hãng tàu để tìm tàu phù hợp lịch trình. Với đa số các tuyến đều có tàu chạy theo tần suất cố định, ít nhất là hàng tuần. Và cũng thường có nhiều hãng tàu để bạn lựa chọn.
  2. Hỏi giá cước vận chuyển và các chi phí liên quan, Bạn nên lưu ý về những phụ phí phát sinh, vì chúng có thể lớn hơn nhiều so với cước biển.
  3. Ký thỏa thuận lưu khoang. Báo cho hãng tàu những thông tin cần thiết như tên hàng, số lượng container, cảng khởi hành, cảng đích, chuyến tàu dự kiến… Họ sẽ gửi bạn Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note).
  4. Đóng hàng vào container, chuyển về cảng.
  5. Làmthủ tục hải quan xuất khẩu.
  6. Làm thủ tục chứng từ.

Có thể bạn quan tâm :

 

 

 

Cận cảnh sân bay ‘Tổ Yến’ đạt chuẩn 4 sao gần 4.000 tỷ ở Khánh Hòa

Nhà ga Quốc tế Cam Ranh đây được đánh giá là một nhà ga thông minh, hiện đại nhất Việt Nam.

Dự án Nhà ga Quốc tế Cam Ranh, do Công ty CP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh – CRTC làm chủ đầu tư bắt đầu khởi công từ tháng 9-2016, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1A là 3.735 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1A, nhà ga sẽ đáp ứng nhu cầu đón khoảng từ 2.5 triệu đến 4 triệu lượt khách/ năm.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhà ga Quốc tế Cam Ranh cho biết: “Sau 19 tháng chính thức thi công gấp rút, hiện nay khối lượng công việc đã hoàn thành trên 98% và sẽ chính thức chạy thử sau ngày 22-6, nếu được sự cho phép của Bộ Giao thông Vận tải sau khi Cục Hàng không kiểm tra.

Hiện nay, các công trình phụ trợ bên ngoài nhà ga như: sân đậu xe, khu vực check in, đường dẫn dành cho hành khách đi bộ từ nhà ga cũ sang đang gấp rút hoàn thiện”.

Những ngày cuối tháng 4, nhịp độ thi công trên công trường nhà ga hành khách quốc tế CHK Cam Ranh hối hả gấp rút những khâu cuối cùng. Các mũi thi công đã hoàn thiện phần kết cấu khung sắt và mái, diện mạo một nhà ga 4 sao đã hiện ra với biểu tượng tổ chim yến uốn lượn trên mái, một sản phẩm đặc thù của Cam Ranh đã được nhìn thấy rõ từ xa.

Đây cũng được cho là một dự án tầm cỡ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng có thời gian thi công thần tốc khi chưa tới 2 năm và không vượt mức dự toán tài chính ban đầu. Với sự đầu tư nghiêm túc, sáng tạo với ứng dụng những công nghệ tiên tiến hiện đại nhất Việt Nam, Nhà ga quốc tế Cam Ranh chính là công trình đáp ứng được những mong đợi từ hành khách.

Theo đơn vị thi công, trước đó, do thời tiết khắc nghiệt, mưa bão nhiều khiến quá trình thi công có lúc bị chậm lại. Tuy nhiên các thành viên HĐQT đã quyết liệt để đảm bảo đưa công trình vào sử dụng sớm nhất.

Ông Trần Sơn Hải, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa nhận định, việc xây dựng mới một nhà ga hành khách  quốc tế riêng biệt tại CHK quốc tế Cam Ranh là cần thiết và cấp bách. Khi nhà ga quốc tế mới đi vào hoạt động giúp hình thành 2 nhà ga, quy trình khai thác ga quốc tế và quốc nội riêng biệt, đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho du khách quốc tế và người dân, thay đổi bộ mặt của CHK quốc tế Cam Ranh. Đồng thời, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội và du lịch của khu vực Nam Trung bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng.

Ngay từ năm 2016, tỉnh Khánh Hoà đã xác định đây là công trình trọng điểm của tỉnh và đây cũng được coi là công trình đi đầu mang tính đột phá theo mô hình xã hội hóa được Chính phủ khuyến khích và Bộ GTVT đang nhân rộng ra các địa phương, nhà ga khác. Chính vì vậy, tiến độ xây dựng công trình được sự quan tâm lớn của chính phủ, tỉnh Khánh Hoà , Bộ GTVT.

Ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT CTCP nhà ga quốc tế Cam Ranh cho biết, với sự đồng lòng nhất trí của các thành viên HĐQT CTCP nhà ga quốc tế Cam Ranh (CRTC) gồm: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPP), Công ty CP Giao nhận hàng hóa Nasco,  Công ty CP Hàng không Vietjet, Công ty CP Việt Xuân Mới đã không ngừng nỗ lực, quyết tâm để đưa công trình quan trọng này về đích đúng kế hoạch và không vượt mức dự toán kinh phí.

Mới đây, nhiều người khá bất ngờ trước hình ảnh ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPP, đồng thời là Chủ tịch CRTC nhà ga quốc tế Cam Ranh đã xuất hiện tại công trường, động viên, nhắn nhủ và ngồi ăn cơm cùng với hơn 1.700 cán bộ công nhân viên. Với kinh nghiệm hơn 40 năm đi khắp các quốc gia trên thế giới và dành hơn 30 năm nghiên cứu, kinh doanh trong lĩnh vực hàng không, ông Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ: “Hàng không là điểm vận chuyển giao thương trọng yếu, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và du lịch của một đất nước. Vì thế, việc xây dựng và điều hành nhiều CHK đẳng cấp để thu hút đầu tư, tăng trưởng khách du lịch và đưa Việt Nam vươn ra thế giới là điều tất yếu…”.

Nhà ga đạt tiêu chuẩn 4 sao thu hút từ thiết kế hiện đại cộng hưởng cùng những thiết bị công nghệ thông minh

Điểm đặc biệt của nhà ga này là hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) thông minh và hoàn toàn tự động. Trên mái vòm và hệ thống vách kính xung quanh nhà ga được thiết kế những cánh cửa thông minh.

Dùng hình ảnh đặc trưng TỔ YẾN – biểu tượng của Khánh Hòa, để làm ý tưởng chủ đạo cho hình khối nhà ga, tổ yến thể hiện qua hình dạng mái nhà và skylight là điểm nhấn lấy sáng cũng như hình khối vào ban đêm.

Khi có báo cháy, hệ thống cửa trên mái và hông sẽ mở ra đồng thời các cửa ở dưới cũng sẽ được mở để tạo luồng không khí hút chênh áp từ dưới thổi khói lên trên mái ra khỏi toà nhà. Song song đó, hệ thống rèm ngăn khói tự động cũng được hạ xuống nhằm khống chế không cho khói lan sang các khu vực khác.

Các khu trưng bày bán hàng phục vụ khách hàng đều đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Có thể bạn quan tâm :

 

CẢNG CÁT LÁI ĐẠT GIẢI THƯỞNG CẢNG XANH CỦA APEC

Ngày 29.1.2018, Hội đồng Mạng lưới Dịch vụ Cảng APEC (APSN) đã gửi thư thông báo cho Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) về việc Cảng Tân Cảng Cát Lái thuộc TCSG đã được Hội đồng bình chọn đạt Giải thưởng Cảng Xanh của APEC vì đã đạt các tiêu chí của Chương trình Hệ thống Cảng Xanh (GPAS) sau khi Hội đồng xem xét Hồ sơ tham dự giải trong năm 2017 của TCSG đối với Cảng Tân cảng- Cát Lái.

  • Chương trình Hệ thống Cảng Xanh (GPAS) là một hệ thống đánh giá các tiêu chí về cam kết bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch… cho các cảng trong khu vực APEC do Mạng lưới Dịch vụ Cảng APEC (APSN) phát triển. Năm 2016, GPAS chính thức ra mắt. Các ứng viên cho GPAS có thể là nhà khai thác cảng hoặc chính Quyền Cảng- các công ty và tổ chức đang triển khai các chương trình xanh để cải thiện tính bền vững môi trường trong hoạt động của họ trong hai năm trở lại đây.
  • Mục tiêu của GPAS là khuyến khích sự phát triển xanh và bền vững trong các ngành cảng và liên quan đến Cảng. Đặc biệt, nó nhằm mục đích cung cấp một nền tảng để chia sẻ các thực tiễn tốt nhất giữa các cảng trong khu vực APEC, để nâng cao hồ sơ của các cảng cam kết sẽ thực hiện các chương trình đảm bảo phát triển Cảng xanh và nâng cao năng lực phát triển bền vững.

  • Giải thưởng Cảng xanh là ghi nhận của cộng đồng Cảng APEC về những nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn trong những năm qua về việc không ngừng đổi mới trang thiết bị sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tự nhiên, liên tục mở các lớp đào tạo nâng cao ý thức của người lao động về bảo vệ mội trường, phát triển cảng bền vững.
  • Từ năm 2012 đến 2015, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã  tham gia dự án thực hiện bởi Cơ quan hợp tác quốc tế của Đức về “Phát triển cảng bền vững trong khu vực ASEAN”. Mục tiêu chính của dự án là nâng cao việc quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường của các cảng trong khu vực ASEAN qua đó duy trì chất lượng và tính bền vững trong việc quản lý an toàn, môi trường.
  • Cảng đã có nhiều sáng kiến trong cải tạo các trang thiết bị chuyển từ chạy dầu sang sử dụng nguồn điện lưới quốc gia, có nhiều giải pháp giảm bụi trong không khí và giảm tiếng ồn, tiến hành trồng cây xanh dọc tuyến bến tàu và đường giao thông nội bộ nhằm tạo cảnh quan cho khu cảng đồng thời cải thiện môi trường không khí xung quanh, hệ thống thu gom xử lý nước thải đặc biệt tại các cơ sở sửa chữa trang thiết bị và container…
  • Đặc biệt Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chú trọng các chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên về công tác bảo vệ môi trường trong vận hành sản xuất, các tổ chức quần chúng như Công đoàn, đoàn thanh niên phụ nữ cũng có nhiều chương trình hành động bảo vệ mội trường xanh, sạch, đẹp.
  • APSN đã trao thưởng lần đầu tiên cho các Cảng được khen thưởng về Cảng xanh trong Năm 2016 gồm: Cảng Bangkok- Thái Lan; Cảng Jurong, Singapore; Cảng Ningbo Zhoushan, Trung Quốc; Port Klang, Malaysia; Cảng Singapore; Cảng Tanjung Pelepas, Malaysia; Cảng Qinhuangdao –Chi nhánh Cảng số 6, Trung Quốc.
  • Trong năm 2017, giải thưởng được xét muộn hơn và do vậy đến đầu năm 2018 mới có kết quả từ Ban tổ chức. Cùng với Cảng Tân Cảng- Cát Lái, Các Cảng đáp ứng các tiêu chí của GPAS trong năm 2017 gồm có Cảng Johor Port và Cảng Bintulu (Malaysia), Cảng Container Chiwan và Cảng Container Shekou (Trung Quốc), Cảng Batangas ( Philippines), PSA (Singapore).
  • Giải thưởng Cảng xanh là tin vui đầu năm 2018 đối với TCSG, là nguồn cổ vũ và động viên khích lệ đối với cán bộ công nhân viên Cảng song cũng đặt ra các yêu cầu nhiệm vụ của việc đảm bảo cam kết phát triển cảng xanh bền vững. Các cảng khác thuộc hệ thống TCSG cũng đang nỗ lực cao nhất trong công tác phát triển cảng xanh và là các ứng viên tiềm năng của giải thưởng GPAS của APSN trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm :

Năng lực vận tải hàng hoá Việt Nam đứng ở đâu trong bản đồ khu vực?

Xếp hạng hiệu quả logistics toàn cầu cho thấy năng lực cạnh tranh của chất lượng dịch vụ logistics tại Việt Nam còn rất khiêm tốn.

Trong 15 năm qua, Việt Nam đã nổi lên thành một nền kinh tế hội nhập thương mại quốc tế sâu rộng. Khối lượng hàng hoá vận chuyển, đặc biệt là phần phục vụ nhập khẩu đã tăng lên mức nhanh chóng. Việt Nam cũng là nền kinh tế có mức tăng trưởng lượng container thông qua các cảng biển cao nhất với tốc độ 16%/năm, tính bình quân từ năm 2000 – 2014. Đến nay, lượng container thông qua các cảng ở Việt Nam đã vượt Thái Lan.

So với đường biển, vận tải hàng hoá theo đường hàng không của Việt Nam kém ấn tượng hơn. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Ngân hàng thế giới, tốc độ tăng trưởng trong 15 năm qua của vận tải hàng không Việt Nam chỉ thua Trung Quốc và Ấn Độ, dù khối lượng luân chuyển thấp nhất trong số các nước châu Á.

Theo TS. Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Đại học Fulbright, sự tăng trưởng nhanh chóng của hàng hoá vận chuyển và luân chuyển chắc chắn là nhờ hỗ trợ một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng logistics trong nước. Dù vậy, theo các đánh giá và xếp hạng quốc tế khách quan thì năng lực cạnh tranh của chất lượng dịch vụ logistics Việt vẫn còn rất khiêm tốn.

Bảng xếp hạng Hiệu quả logistics toàn cầu (LPI 2016) cho biết Việt Nam chỉ đứng thứ 64/160 quốc gia và vùng lãnh thổ, xếp sau Indonesia (vị trí 63), Thái Lan (45), Malaysia (32), Hàn Quốc (24)

Thứ bậc này được xét dựa trên 6 tiêu chí: Hiệu quả hải quan (tốc độ, tính đơn giản, thủ tục rõ ràng); Chất lượng cơ sở hạ tầng thương mại và giao thông (cảng, đường bộ, đường sắt, công nghệ thông tin); Mức độ dễ dàng thu xếp dịch vụ vận chuyển quốc tế với giá cạnh tranh; Năng lược và chất lượng dịch vụ logistics; Khả năng theo dõi lô hàng vận chuyển; Tần suất hàng đến nơi trong thời gian kỳ vọng.

Việc tiếp tục chiến lược phát triển dựa vào hội nhập kinh tế sâu rộng, đặc biệt là trên nền tảng của những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, theo ông Thành cần phải đầu tư hiệu quả hơn cho logistics. Trong đó, tránh đầu tư dàn trải, thiếu phối hợp giữa các vùng,“Ưu tiên là phát triển các trung tâm logistics cấp quốc gia và quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm”, ông cho biết.

Có thể bạn quan tâm :

Vận tải xanh trong dịch vụ logistics Việt Nam

Sáng 26.01.2018, tại TP.HCM Tổng Cục đường bộ Việt Nam phối hợp với các hiệp hội, tổ chức quốc tế tổ chức Hội thảo “Vận tải xanh và góp ý quy định về tiêu chí doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ xanh”

  • Hội thảo Vận tải xanh nằm trong Dự án “Vận tải hàng hóa và Logistics bền vững khu vực Mekong” do EU tài trợ và GIZ thực hiện phủ trên 5 quốc gia GMS. Cùng trong khuôn khổ dự án là hợp phần quan trọng “Đào tạo lái xe sinh thái cho lái xe tải hạng nặng của Doanh nghiệp” mà GIZ đã phối hợp với VLA tổ chức khóa 1 ở Hải Phòng, khóa 2 ở Đà Nẵng trong năm 2017. Khóa 3 và khóa 4 sẽ sớm được triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2018.

  • Hội thảo Vận tải xanh đề cập đến các công nghệ mới và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của ngành vận tải và cung cấp phương pháp để đánh giá và theo dõi hiệu suất sử dụng đội xe một cách tối ưu hóa. Các phương pháp này được sử dụng cho quá trình đánh giá đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ. Bên canh đó là chia sẻ các bài học rút ra từ việc dán nhãn Vận tải Xanh đã triển khai rộng rãi tại Thái Lan.

  • Hội thảo được Tổ chức Không khí sạch Châu Á (CAA) và Tổng Cục đường bộ Việt Nam, cùng với Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam phối hợp thực hiện.Hội thảo lấy ý kiến của đại diện các tổ chức trong nước và quốc tế nhằm đánh giá thực trạng và định hướng phát triển vận tải hàng hóa, tập trung đối với phương thức vận tải bằng xe tải. Từ đó khuyến nghị hướng tới phát triển chương trình vận tải hàng hóa xanh ở Việt Nam.

  • Theo đó, đánh giá chung về việc thực hiện chương trình vận tải xanh ở Việt Nam có nhiều thuận lợi như:  Chính phủ đã quan tâm và đưa ra các định hướng phát triển và giải pháp để thực hiện phát triển xanh. Bộ GTVT cũng đã triển khai xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để thúc đẩy, phát triển vận tải xanh. Đây là cơ sở cho việc phát triển và xây dựng các chính sách về vận tải xanh tiếp theo.

  • Các doanh nghiệp đã dần nhận thức, tiếp cận và ứng dụng các công nghệ vận tải xanh và phương thức quản lý tiến tiến vào quản trị đoàn xe giúp giảm giá thành vận tải và tăng khả năng cạnh tranh trong xu hướng hội nhập quốc tế. Ngoài ra, nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế như ADB, WB, GIZ và CAA quan tâm, hỗ trợ cho ngành giao thông vận tải trong xây dựng chương trình, kế hoạch và hành động cụ thể để phát triển nền vận tải xanh, tiên tiến tiếp cận với trình độ của khu vực.

  • Tuy nhiên, Hội thảo cũng đưa ra những khó khăn cần giải quyết như:

  • Còn thiếu các chính sách khuyến khích áp dụng, đầu tư phát triển các công nghệ vận tải xanh trong lĩnh vực vận tải

  • Quy mô các doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài chính hạn chế, trong khi đó chưa xây dựng được cơ chế tín dụng/quỹ tín dụng cho các doanh nghiệp để nâng cấp, đổi mới đoàn xe. Bên cạnh đó, còn số lượng lớn hộ kinh doanh vận tải chưa được quản lý giám sát chặt chẽ.

  • Sàn giao dịch vận tải trực tuyến đầu tiên đã đi vào hoạt động, tuy nhiên, các chủ hàng – đặc biệt là các doanh nghiệp FDI vẫn chưa thực sự tham gia. Do vậy, hiệu quả giao dịch chưa đạt được như kỳ vọng

  • Nguồn nhân lực còn thiếu và chưa bắt kịp với trình độ phát triển của khu vực.

  • Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ nhằm thực hiện mục tiêu các Chiến lược và Đề án phát triển giao thông cần một nguồn lực tài chính lớn, đây sẽ là một khó khăn đáng kể trong việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường thủy nội địa và đường sắt.

  • Ngoài ra sàn giao dịch vận tải trực tuyến đã đi vào hoạt động nhưng các doanh nghiệp lớn FD tham gia không nhiều nên hiệu quả chưa đạt được như kỳ vọng. Một yếu tố khác là nguồn nhân lực còn thiếu và yếu nên chưa bắt kịp trình độ phát triển của khu vực.

  • Các kiến nghị được đưa ra để phát triển chương trình vận tải xanh như: hoàn thiện thể chế chính sách cho doanh nghiệp, tập trung phát triển nâng cao nguồn nhân lực, tăng cường công tác truyền thông quảng bá cho toàn xã hội cũng như hợp tác sâu rộng hơn với các tổ chức quốc tế để học tập trao đổi thông tin kinh nghiệm.

Có thể bạn quan tâm:

 

 

“Uber vận tải biển”

Nhấc điện thoại, chọn địa điểm và chọn tuyến đi tốt nhất với giá cả phải chăng nhất? Mô hình này không còn là viển vông, bởi đây chính xác là điều mà công ty giao hàng lớn nhất Ấn Độ muốn xây dựng – “Uber cho vận tải biển”.

1.Chuyển cả container hàng chỉ bằng cú điện thoại

Để hiện thực hóa mô hình trên, đầu tháng 5 này, công ty ECU Worldwide, chi nhánh của Allcargo có trụ sở tại Mumbai đã bắt đầu tổng hợp đơn đặt hàng từ khách và chuẩn bị kế hoạch sử dụng mô hình của Uber giúp khách hàng dễ dàng đặt dịch vụ vận tải biển.

Chủ tịch Allcargo, ông Shashi Kiran Shetty cho biết: “Các công ty như Uber trên thế giới đã thành công trong việc chuyển đổi mô hình tập hợp khách hàng bằng cách sử dụng hạ tầng công nghệ. Ý tưởng này sẽ giúp khách hàng đơn giản hóa hoạt động vận tải, có thể chuyển/nhận hàng từ bất cứ ngóc ngách nào trên thế giới chỉ thông qua thiết bị điện tử”.

Kế hoạch xây dựng Uber đường thủy được Allcargo tung ra trong bối cảnh hãng đang sụt giảm lợi nhuận liên tiếp trong 4 quý vừa qua với hy vọng công nghệ này sẽ vực dậy công ty và đối trọng với các đối thủ nước ngoài như DHL Worldwide Express tại nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á.

Thời gian này có thể là đúng lúc với Allcargo khi hạ tầng logistics của Ấn Độ đang cải thiện. Đất nước đông dân thứ 2 trên thế giới đã nhảy 19 bậc lên vị trí thứ 35 trong bảng xếp hạng của World Bank về hoạt động logistics bao gồm hạ tầng, hải quan và thời gian.

Allcargo vốn là một trong những nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn nhất của Ấn Độ xét trong lĩnh vực tư nhân. Trong năm nay, giá trị cổ phiếu của hãng giảm 31% trong khi lợi nhuận đã giảm khoảng 30% trong 3 tháng tính đến tháng 12 vừa qua.

ECU Worldwide là hãng vận tải không sở hữu tàu nhưng sở hữu nhiều slot hàng hóa – mô hình kinh doanh tương đương Uber và các công ty cung cấp dịch vụ đặt xe qua điện thoại. Do đó, việc chuyển đổi sang hình thức Uber cũng không quá bỡ ngỡ.

2.Liệu có khả quan?

Nhận định về khả năng thành công của mô hình “Uber vận tải biển”, ông Frank Kho, Phó chủ tịch Cơ quan Phát triển, chiến lược và thị trường  tại Kalmar ở Hà Lan đánh giá: “Sự khác nhau giữa xưa với nay đó là sự sẵn có của công nghệ thông tin tiên tiến bao gồm dịch vụ lưu trữ đám mây và điện thoại thông minh. Công nghệ này có thể tạo ra môi trường thông tin rộng và đáng tin cậy. Ở đó, tất cả các bên có thể dựa vào nhau và thông qua đó họ có thể tiếp cận những thông tin về logistics cũng như kế hoạch cần thiết trong thời gian thực.

Điều duy nhất ông Frank Kho còn lấn cấn với mô hình trên đó là cách thức mới sẽ thay đổi toàn bộ mô hình về hợp đồng, kinh doanh và lợi nhuận nên người dùng sẽ cần thời gian rất dài để có thể chấp nhận.

Và thực chất, việc đón một hành khách hay vận chuyển một gói hàng sẽ không tạo ra sự thay đổi quá lớn. Trong khi đó,. việc xử lý cả một container hàng 30 tấn lại là chuyện khác. Dù vậy, ông Kho tin tưởng, xu hướng Uber hóa trong ngành vận tải biển sẽ sớm trở thành hiện thực.

Ông Mathew Antony, đối tác quản lý của công ty tư vấn Aditya Consulting có trụ sở tại Mumbai chuyên về hạ tầng, logistics và bất động sản nhận định: “Việc áp dụng mô hình của Uber vào logistics là bước đi sáng tạo nhưng tham vọng”.

Theo ông Antony, “thách thức đặt ra với ý tưởng này là phải nới lỏng các giao dịch trong thương mại xuất-nhập bởi mỗi nơi lại có những quy định khác nhau và thông qua bên thứ ba kiểm soát, khác với hình thức kinh doanh trực tiếp từ doanh nghiệp đến khách như mô hình của Uber”.

Có thể bạn quan tâm :