Monday, April 29, 2024
Home Blog Page 27

Những kiến thức cơ bản về vận tải đường biển cần biết

0

Đường biển là một trong những hình thức giao thông khá phổ biến trong việc vận chuyển hàng hóa hiện nay. Đây cũng là hình thức giao thông mang nhiều tính chất phức tạp. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số những kiến thức cơ bản về vận tải đường biển tới bạn đọc.

 

1. Vận tải đường biển là gì?

Vận tải đường biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển. Cụ thể đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia. Cùng với đó là việc sử dụng tàu biển hay các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển.

Vận tải đường biển ra đời đã góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ các ngành khác trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách. Cùng với đó giải quyết nhu cầu vận chuyển cho 1 số hàng hóa đặc thù chỉ di chuyển được bằng đường biển.

2. Ưu điểm của hình thức vận tải đường biển

  • Không như các hình thức vận tải khác, vận tải đường biển không “kén” mặt hàng mà có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa.
  • Hiện này, hầu hết các tuyến đường vận tải đường biển là tự nhiên nên giảm được chi phí xây dựng, bảo dưỡng, tu sửa… do vậy cũng giảm thiểu được nhiều chi phí đầu tư ban đầu.
  • Ưu điểm vô cùng lớn của phương thức này là năng lực chuyên chở cao, với khối lượng hàng hóa cho một lần vận chuyển rất lớn.
  • Vận tải đường biển là lựa chọn tối ưu nhất của rất nhiều đơn vị khi có nhu cầu chuyên chở một số lượng hàng hóa lớn, đa dạng chủng loại.
  • Khả năng sử dụng để vận chuyển các container chuyên dụng khá cao.
  • Cước phí vận chuyển rẻ hơn nhiều so với các phương thức vận chuyển khác.

3. Quy trình một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển

Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng

Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng làm tiền đề và căn cứ cho các bước tiếp theo.

Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu

Bất cứ mặt hàng nào muốn xuất khẩu ra nước ngoài cũng cần có giấy phép. Với hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển đây cũng không phải là một ngoại lệ

Bước 3: Đặt booking và lấy container rỗng

Nếu bạn đang bán CFI thì bạn phải liên hệ hãng tàu hoặc FWD tìm giá tốt cho việc vận chuyện lô hàng của mình.

Bước 4: Chuẩn bị hàng và kiểm tra hàng xuất

Trước khi hàng được vận chuyện cho đối tác cần có bước kiểm duyệt nhằm đảm bảo hàng hóa đúng về số lượng và chất lượng như cam kết ban đầu trong hợp đồng.

Bước 5: Mua bảo hiểm cho lô hàng

Hiện nay mức mua bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyện bằng đường biển thường rơi vào khoảng 2% tổng giá trị đơn hàng hóa, nhưng đó là số tiền đáng bỏ ra nhằm phòng tránh những rủi ro có thể gặp phải.

Bước 6: Làm thủ tục hải quan

Hàng hóa muốn xuất hay nhập khẩu thì đây là bước bắt buộc phải có

Bước 7: Giao hàng cho tàu

Sau khi kết thúc việc thông quan cho lô hàng thì công việc tiếp theo đó là cung cấp chi tiết Bill để hãng tàu vận đơn.

Bước 8: Thanh toán tiền

Người làm XNK phải hoàn thành bộ chứng từ thanh toán được nhận tiền từ phía người mua.

Có thể bạn quan tâm :

Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam hiện nay

0

Vận tải đường biển tuy là ngành phát triển dựa trên cơ sở hạ tầng tự nhiên nhưng để nó phát triển mạnh cần sự góp sức quan trọng từ ngành công nghiệp đóng tàu. Để có những con tàu to lớn, vững chãi sẽ ra khơi với những chặng hành trình dài và những lô hàng hóa lớn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu về ngành công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam hiện nay.

1. Toàn cảnh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

  • Theo các báo cáo thống kê thì hiện nay Việt Nam có khoảng 120 nhà máy đóng, sửa chữa tàu với trọng tải trên 1.000 tấn, với 170 công trình nâng hạ thủy. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng 2,6 triệu tấn/năm, nhưng năng lực thực tế chỉ đạt 800.000 – 1 triệu tấn/năm.

  • Từ năm 2002, ngành công việc đóng tàu của Việt Nam bắt đầu được đầu tư mạnh. Tuy nhiên, mới chỉ đang trong giai đoạn tiếp nhận chuyển giao từ các trung tâm đóng tàu lớn ở châu Á.

  • Bức tranh tổng thể của ngành công nghiệp đóng tàu được vẽ như sau: Vinashin được thành lập từ năm 2006 hiện nay chính là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy – SBIC đang giữ vai trò nòng cốt. Tuy nhiên, đáng buồn là sự đổ vỡ của Vinashin đã làm cho ngành công nghiệp đóng tàu và rất nhiều lao động hay các nhà máy đóng tàu khác bị hủy đơn và rơi vào tình trạng khốn đốn.

  • Ngoài ra, ngành đóng tàu của Việt Nam còn có các cơ sở đóng tàu thuộc sở hữu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinaline), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và một số tập đoàn và tổng công ty Nhà nước khác. Cùng với đó là các cơ sở đóng tàu thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp địa phương hay các doanh nghiệp FDI.

2. Nhiều cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam.

  • Xét về mặt địa lý, Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu khi chúng ta có bờ biển dài cùng với vùng đặc quyền kinh tế trên biển Đông rộng hơn 1 triệu km2.

  • Việt Nam là một trong 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về độ dài của bờ biển ở ba hướng Đông, Nam và Tây Nam. Với những đặc điểm đó, chúng ta vẫn luôn được xác định là nước có vị trí thuận lợi nhất nhì khu vực trong việc phát triển ngành đóng tàu.

  • Không chỉ có các điều kiện tự nhiên mà các chính sách của Việt Nam cũng hỗ trợ cho ngành phát triển. Đến năm 2020. Việt Nam đã xác định kinh tế biển là động lực để lôi kéo, thúc đẩy các vùng kinh tế khác phát triển. Từ đó tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cơ cấu kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bước đi quan trọng để thực hiện Chiến lược biển đến năm 2020 là phát triển công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển. Không chỉ vậy, hiện nay, nhu cầu vận chuyển bằng đường biển cũng tăng cao, nên ngành công nghiệp đóng tàu sẽ có nhiều cơ hội về thị trường.

3. Các nhiệm vụ cụ thể cho ngành công nghiệp đóng tàu

  • Hình thành 3 cụm liên kết ngành đóng tàu ở ba miền Bắc, Trung, Nam.

  • Xây dựng ba trung tâm sửa chữa tàu hạng thấp đến trung nhằm đảm bảo mọi yêu cầu từ phía thị trường.

  • Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trên cơ sở bảo đảm liên kết giữa ngành đóng tàu và các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng như khuyến khích đầu tư nước ngoài.

  • Xây dựng thể chế, hệ thống văn bản pháp lý cụ thể cho ngành công nghiệp đóng tàu.

Có thể bạn quan tâm:

Rà soát, bổ sung chương trình đào tạo lái xe sát với thực tế

0

Đó là yêu cầu của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp về công tác đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi giấy phép lái xe sáng 9/7.

 

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp

 

  • Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sau hơn 20 năm tiếp nhận công tác quản lý đào tạo lái xe từ Bộ Công an (từ năm 1995), công tác quản lý đào tạo lái xe đã được tăng cường theo các quy định của Bộ GTVT. Theo đó, các Sở GTVT đã phối hợp chặt chẽ với cơ sở dạy nghề địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát từ khâu học đến kiểm tra, thi cấp chứng chỉ nghề. Nhờ thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa, hệ thống cơ sở đào tạo lái xe đã tăng cả về số lượng và chất lượng, không ngừng hoàn thiện về tiêu chuẩn ngày một nâng cao, đáp ứng nhu cầu học lái xe của người dân. Chương trình, giáo trình đào tạo lái xe đã được nghiên cứu, tiếp thu từ chương trình, giáo trình của các nước tiên tiến trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore.
  • Báo cáo với Bộ trưởng về chương trình và giáo trình đào tạo lái xe, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Phan Thị Thu Hiền cho biết, hiện nay theo quy định của Bộ GTVT, thời gian đào tạo lái xe của Việt Nam tương đương với Trung Quốc (84 giờ), dài hơn của Hàn quốc, Nhật bản và Singapore (34 giờ), trong đó đã dành nhiều thời gian để học các môn Luật Giao thông đường bộ và thực hành lái xe. Về giáo trình đào tạo lái xe, theo bà Hiền,  các học viên tham gia các khóa đào tạo lái xe đang học 5 môn học: Luật Giao thông đường bộ; Cấu tạo và sửa chữa thông thường ô tô; Nghiệp vụ vận tải; Kỹ thuật lái ô tô; Đạo đức và văn hóa giao thông. Bộ giáo trình đã được nghiên cứu bien soạn sửa đổi nhiều lần trên cơ sở tham khảo tài liệu các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore có chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở soạn giáo án giảng dạy thống nhất trong cả nước. Sau khi sửa đổi lần thứ 3 năm 2011, giáo trìnn bổ sung nội dung giáo dục đạo đức, văn hóa ứng xử của người lái xe khi tham gia giao thông, kỹ năng xử lý các tình huống trên đường, sơ cấp cứu người bị nạn giao thông. Các nội dung về đảm bảo an toàn giao thông cho người lái xe cũng đã được đưa vào đào tạo, bảo đảm người lái xe có đủ kỹ năng cần thiết vận hành xe an toàn.
  • “Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, trên cơ sở nghiên cứu giáo trình đào tạo lái xe của Nhật Bản, Mỹ, Singapore và tình hình thực tế, Tổng cục Đường bộ VN đang biên soạn lại bộ giáo trình đào tạo lái xe để cập nhật các nội dung kiến thức mới về xe ô tô, hệ thống báo hiệu đường bộ, bổ sung các nội dung liên quan đến đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông, bổ sung các kỹ năng xử lý tình huống trên đường giao nhau, đường bộ với đường sắt, kỹ năng lái xe trên đường băng tuyết, đường cao tốc, đường đồi núi, đường trơn… và đang lấy ý kiến các cơ quan liên quan”, bà Phan Thị Thu Hiền nhấn mạnh.
  • Theo ông Lương Duyên Thống Vụ trưởng Vụ Quản lý Phương tiện và người lái – Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện công tác quản lý sát hạch lái xe được thực hiện rất chặt chẽ. Theo quy định của quy chuẩn, Trung tâm sát hạch lái xe phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất như phòng sát hạch lý thuyết, phòng điều hành thiết bị sát hạch thực hành lái xe, sân sát hạch, xe sát hạch và các hạng mục công trình cơ bản đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe, được lắp đặt thiết bị chấm điểm tự động sát hạch lý thuyêt và thực hanh lái xe, hệ thông loa, màn hình tại phòng chờ để công khai quá trình và kết quả sát hạch từng khâu, được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động để Hội đồng sát hạch của các Sở Giao thông vận tải sử dụng làm địa điểm tổ chức sát hạch lái xe cho người dân có nhu cầu. Hiện nay việc sát hạch lái xe ô tô đã sử dụng thiết bị chấm điểm tự động ở toàn bộ quá trình sát hạch. Để nâng cao tính công khai, minh bạch chống các biểu hiện tiêu cực, các kỳ sát hạch đều được tổ chức khai mạc thông báo rõ các quy định và có lực lượng thanh tra giám sát. Do đó, chất lượng sát hạch đã nâng cao rõ rệt, các tiêu cực đã được hạn chế tới mức thấp, được dư luận rất đồng tình, đánh giá cao. Hiện nay, tỷ lệ trung bình đạt yêu cầu của các kỳ sát hạch lái xe khoảng 65%, so với tỷ lệ đạt  khoảng 90% đến 95% trước đây.
  • Sau khi nghe báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ý kiến của các Vụ, Ủy ban ATGT quốc gia về nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, sát hạch quản lý giấy phép lái xe cũng nh kinh nghiệm của các nước về các vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục rà soát lại các nội dung, chương trình đào tạo cả lý thuyết và thực hành, đồng thời bổ sung các nội dung mới cho sát với thực tế hạ tầng giao thông nước ta. Trong đó phải có các nội dung để học viên nhận diện các tình huống nguy hiểm khi lái xe, phương pháp xử lý những tình huống nguy hiểm, trong nội dung thi cần có những nội dung có tính tiên quyết (tình huống liên quan đến thái độ, hành vi của lái xe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng) để nếu học viên xử lý sai thì có thể đánh trượt luôn.
  • Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, quản lý đào tạo lái xe, tăng cường thời gian thực hành của học viên trong hệ thống giao thông công cộng, xem xét định kỳ sát hạch trình đội đội ngũ giảng viên, sát hạch viên lái xe.
  • “Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan liên quan cần tiếp tục báo cáo Phó Thủ tướng công tác phối hợp quản lý giấy phép lái xe giữa Bộ GTVT và Bộ Công an”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo.

Có thể bạn quan tâm:

Dòng lưu thông Container

0

Các khoản đầu tư khổng lồ đã được chi vào ngành công nghiệp container và lưu lượng sử dụng container vẫn đang ngày một tăng. Mặc dù không thể bùng nổ như trước đây, nhưng nó vẫn sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi tất cả các hoạt động vận tải hiện nay (thuộc giới hạn công suất và trọng lượng cho phép của container) đều vận chuyển hàng hóa bằng Container.

Chính vì vậy, sau đó người ta ước tính sẽ có khoảng 8000 tàu với tổng sức chứa từ 9-10 triệu container tiêu chuẩn, con số cũng sẽ xấp xỉ như vậy đối với container trên cạn. Phần lớn những container này là container tiêu chuẩn 20 feet. Nhưng so với các loại container đặc biệt được ứng dụng cho nhiều trường hợp khác, thì những con số kể trên thực sự không đáng kể.

Xét về lý thuyết, khi đó sẽ có thể cân bằng cân bằng container đầu ra và đầu vào trong một khu vực cụ thể về cả số lượng, trọng lượng và chủng loại. Nhưng không may là trên thực tế không thể đạt được sự cân bằng như vậy. Đối một công ty vận tải, họ ưu tiên container hàng bách hóa vì nó có lợi thế vô cùng lớn là có thể sử dụng trong mọi trường. Mặt khác, những người làm giao nhận (forwarder) lại ưa chuộng các loại container đặc biệt hơn nếu chúng có giá cước vận chuyển tương đương, vì nó xếp dỡ và bảo đảm hàng hóa dễ dàng hơn nhiều so với container tiêu chuẩn thông thường.

Lấy ví dụ cụ thể, các cuộn thép lớn có thể dễ dàng xếp lên Container hàng cuộn nhanh chóng và được đảm bảo trong suốt chuyến đi. Trong khi xếp và đảm bảo hàng trên Container flatrack hay Container tiêu chuẩn lại khó hơn gấp nhiều lần. Nếu container hàng cuộn có chứa các cuộn thép tấm được vận chuyển đến Colombia, chủ tàu cũng phải đưa theo các container thông khí để vận chuyển cà phê từ Colombia tới Châu Âu. Hơn nữa, các container hàng cuộn- loại container không được sử dụng nhiều tại Colombia- sẽ phải được đưa đến nơi nào đó khác để có thể tiếp tục sử dụng. Kết quả cuộn thép tấm sẽ phải vận chuyển tới Colombia bằng “container chứa cà phê” – loại container không phù hợp cho loại hàng này.

Một ví dụ khác, để tiết kiệm chi phí khi sử dụng bồn chứa, người ta sử dụng bồn chứa dạng mềm (flexitank) đặt trong các container thông thường, vách của các container này thường xuyên bị hư hại do tác động của hàng chất lỏng trong bồn chứa mềm (???ko hiểu lắm, như zậy mà kêu tiết kiệm chi phí?)

Một ví dụ sâu hơn, những container xuất khẩu từ Châu Âu sang vùng Đông Á trung bình nặng hơn những container nhập khẩu từ đó về. Giả sử nếu muốn nhập khẩu hàng rời từ Đông Á, thì bạn sẽ phải đưa container rỗng sang đó. Còn nếu “hàng nhẹ” yêu cầu container 40 feet để chuyển từ vùng Đông Á sang Châu Âu, thì việc bạn dùng container này ở Châu Âu để vận chuyển “hàng nặng” sang Đông Á cũng hợp lí. Bạn sẽ có nhiều diện tích chứa hàng, nhưng nó thực sự không cần thiết, chưa kể đến vấn đề đảm bảo an toàn hàng hóa vì không thể xếp đầy hết container.

Đa số các cổ phiếu container trên thế giới do các công ty vận tải sở hữu. Tuy nhiên, một vài cố phiếu được mua với cả số lượng lớn và nhỏ bởi các chủ tàu hoặc các tổ chức khác có quan tâm. Một số người làm giao nhận vận chuyển hàng bằng container của riêng họ, nhưng đó thường là container đặc biệt dùng cho hàng rời, bồn chứa dùng cho hóa chất hay container hàng cuộn dùng cho công nghiệp thép, v…v…

Có thể bạn quan tâm :

Xe tải đua nhau hạ giá cước

0

Do lượng xe tải chở hàng tại TPHCM năm 2017 tăng mạnh nên các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh hạ giá cước để có nguồn hàng. những người trong cuộc cho biết, tình trạng này đang khiến nhiều doanh nghiệp vận tải thua lỗ và phải bán xe.

Hàng nhiều, xe vẫn nằm không

Tổng kết một năm hoạt động của các doanh nghiệp vận tải thuộc hiệp hội, ông Nguyễn Văn Chánh, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TPHCM, cho biết năm 2017, các doanh nghiệp vận tải gặp nhiều khó khăn do tác động từ thuế, phí, các quy định về thủ tục hành chính. Tình trạng cạnh tranh bằng cách giảm giá cước, dẫn đến số lượng doanh nghiệp thua lỗ ngày càng nhiều.

Ông Chánh dẫn số liệu thống kê từ hiệp hội của mình cho thấy, năm 2017 số lượng xe container trên địa bàn TPHCM tăng 27,8%, xe tải từ 3,5 tấn trở nên tăng 76%, trong khi sản lượng hàng hóa đường bộ chỉ tăng 7,5% (đạt 406 triệu tấn). Việc tăng quá nhiều lượng xe chở hàng đã gây mất cân đối giữa cung và cầu, tạo ra khủng hoảng thừa.

Do thiếu hàng, nhiều doanh nghiệp vận tải cạnh tranh bằng cách giảm giá cước tới 50%, dưới mặt bằng chung của giá cước chung rất sâu. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đối phó bằng việc chở hàng quá tải để duy trì hoạt động, nhiều doanh nghiệp phải bán xe vì thiếu hàng.

Mặc dù, doanh nghiệp không có hàng để chở nhưng hàng năm vẫn phải đóng quỹ bảo trì đường bộ, còn khi lăn bánh ra đường là phải đóng phí đường BOT. Điều này dẫn đến chi phí đầu vào tăng, trong khi doanh thu không có. Đây là vấn đề được nhiều doanh nghiệp cho là bất hợp lý và gây ra nhiều bức xúc cho giới kinh doanh vận tải.

Ông Lâm Đại Vinh, Giám đốc Công ty TNHH vận tải Lâm Vinh, cho biết hiện nay mỗi đầu xe phải chịu chi phí cố định hàng tháng khoảng từ 20-25 triệu đồng (bao gồm phí bảo trì đường bộ, bảo hiểm, dịch vụ định vị, phí bến bãi, phí BOT…) là quá cao. Không chỉ đóng phí đường bộ hàng năm, hiện nay phí cầu đường cũng chiếm quá nhiều trong cơ cấu giá thành vận tải.

Ông Vinh nhẩm tính, tại TPHCM có ít nhất 5 trạm BOT và 10 trạm khác của các tỉnh liền kề. Các trạm thu phí chỉ cách nhau trung bình từ 4,4-20 km nên hàng ngày doanh nghiệp vận tải phải tốn quá nhiều tiền cho phí cầu đường BOT. Không những vậy, trên một số tuyến đường, chi phí để xe qua các trạm BOT cao hơn chi phí nhiên liệu để đi tuyến đường đó.

Một chi phí đầu vào phát sinh khá lớn đối với doanh nghiệp vận tải đó là tình trạng kẹt xe vào cảng Cát Lái. Ông Đỗ Xuân Phú, Giám đốc Công ty Minh Liên (TPHCM), cho biết tình trạng kẹt xe vào cảng Cát Lái diễn ra thường xuyên khiến doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian di chuyển và chi phí xăng dầu. Đó là chưa kể, kẹt xe còn khiến doanh nghiệp giao hàng trễ hẹn, làm mất uy tín trong quá trình kinh doanh.

“Hàng năm, doanh nghiệp phải đóng quỹ bảo trì đường bộ, phí cầu đường BOT, rồi thuế để xây dựng cầu đường. Vậy mà chỉ nhận lại được con đường nhỏ hẹp, kẹt xe. Đây là vấn đề bất hợp lý mà cơ quan nhà nước phải giải quyết cho doanh nghiệp” ông Phú nói.

Không chỉ vấn đề thuế phí, nhiều doanh nghiệp cho rằng các biển báo tải trọng và thời gian lưu thông ở một số tuyến đường như quốc lộ 1A, đường Nguyễn Văn Linh còn bất cập, chưa được điều chỉnh. Nhiều quy định về các thủ tục hành chính không cần thiết làm khó khăn cho doanh nghiệp.

Bất cập kéo dài, doanh nghiệp chịu thiệt

Trước nhiều vấn đề còn bất cập kéo dài trong kinh doanh vận tải hàng hóa, Hiệp hội vận tải hàng hóa TPHCM cho biết đã nhiều lần gửi văn bản đến cơ quan chức năng, tuy nhiên những bất cập này vẫn chưa được các ngành chức năng giải quyết.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải, ông Lâm Đại Vinh đề xuất Nhà nước nên xem xét giảm 30% phí BOT và phí bảo trì đường bộ so với hiện nay, hoặc ít nhất là giảm phí cho xe container. Đối với những xe không hoạt động trong thời gian dài cần giảm phí bảo trì đường bộ trong thời gian xe không lăn bánh.

Nhiều doanh nghiệp vận tải thông qua Hiệp hội vận tải hàng hóa TPHCM kiến nghị xem lại biển cấm, điều chỉnh mở rộng giờ lưu thông trên quốc lộ 1A, đẩy nhanh tốc độ xây dựng vòng xoay Mỹ Thủy để giảm kẹt xe vào cảng Cát Lái.

Đồng thời, họ cũng đề nghị Bộ GTVT sớm trình Chính phủ sửa đổi và điều chỉnh Nghị định 86, Nghị định 46, Thông tư 63 liên quan đến hoạt động vận tải theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt những quy định không cần thiết.

Ông Lưu Hoàng Dũng, Phó giám đốc Công ty vận tải 116, kiến nghị Bộ GTVT cùng các sở, ngành liên quan nên xem xét điều chỉnh lại thời gian học bằng lái FC. Hiện nay, quy định lái xe có kinh nghiệm ba năm mới được thi bằng FC là không sát với thực tế, không đúng với nhu cầu học của học viên.

Về phía cơ quan chức năng, ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM, cho biết sở đã nhận được các kiến nghị của doanh nghiệp và tổ chức đối thoại để tìm các giải pháp tháo gỡ. Theo ông Lâm, về vấn đề chi phí bảo trì đường bộ, phí tại các trạm BOT cao, Chính phủ đã có chỉ đạo rà soát, điều chỉnh giảm phí. Sở GTVT TPHCM đang kiến nghị lên UBND TPHCM để có lộ trình giảm phí thích hợp.

Đối với vấn đề kẹt xe ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ông Lâm cho biết, Sở GTVT TPHCM đang đẩy nhanh một số dự án quanh khu vực cảng Cát Lái, đặc biệt là nút giao Mỹ Thuỷ, đường Vành đai 2 để sớm đi vào hoạt động phục vụ nhu cầu vận tải hàng hoá ra vào cảng. Về việc đào tạo và cấp bằng lái FC, Sở GTVT TPHCM sẽ ghi nhận, nghiên cứu các ý kiến của doanh nghiệp để kiến nghị Bộ GTVT sửa đổi cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm :

Tại sao cần phát huy vai trò của Diễn đàn logistics quốc gia?

0

Sau 30 năm đổi mới kinh tế đất nước, ngành dịch vụ logistics của nước ta đã qua giai đoạn đầu của sự phát triển. Hiện nay, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt 16 đến 20%, đây là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều nhất của Việt Nam trong thời gian qua.

Tuy nhiên, ngành logistics Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như thách thức về tự do cạnh tranh, chất lượng dịch vụ, về ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, nguồn nhân lực và các chính sách quản lý đòi hỏi ngành cần có những chiến lược phát triển hợp lý để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Diễn đàn Logistics thường niên đã được tổ chức 04 lần, (từ tháng 3/2011), là một cơ hội rất tốt cho phía các cơ quan Chính phủ gặp gỡ và trao đổi với các doanh nghiệp logistics xuất nhập khẩu nói chung. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp logistics phản ánh những vướng mắc, khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện, bao gồm cả vấn đề liên quan đến chính sách, sửa đổi văn bản. Năm 2017, diễn đàn dự kiến được tổ chức vào ngày 15/12.

Việc tổ chức đối thoại giữa các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Ví dụ, theo thống kê của VCCI, trong vòng một năm kể từ ngày Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp tháng 4/2016 đã có hơn 1000 kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp đã được tiếp nhận và chuyển tới các cơ quan nhà nước và đã có 850 kiến nghị được xử lý, giải quyết, trả lời, đạt tỷ lệ 77,4%. Các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tập trung vào các nhóm vấn đề: Về cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; Về tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; Về bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; Về giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam đang là một nền kinh tế có chi phí kinh doanh lớn nhất trong khu vực cả về chính thức và không chính thức. Theo một báo cáo năm 2017 của Ngân hàng Thế giới, chi phí kinh doanh ở Việt Nam về cơ bản ở mức cao so với các nước trong cùng khu vực như Singapore hay Malaysia. Đặc biệt là chi phí tiếp cận điện năng của Việt Nam cao gấp gần 49 lần so với Philippines. Chi phí nộp thuế cao nhất so với ASEAN 4, ở mức 39,1% lợi nhuận, cao hơn hai lần so với Singapore. Tương tự như vậy, chi phí tuân thủ chứng từ xuất khẩu cũng ở mức cao nhất, gấp gần bốn lần so với Singapore và hơn ba lần so với Philippines. Chi phí về logistics vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Chẳng hạn: chi phí vận chuyển cho một container hàng từ cảng Hải Phòng về Hà Nội hay ở chiều ngược lại (khoảng 100km), đắt gấp ba lần so với chi phí vận chuyển một container hàng từ Trung Quốc và Hàn Quốc về Việt Nam.

Làm thế nào để phát huy vai trò của Diễn đàn Logistics Việt Nam và thiết lập cơ chế phối hợp, đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp dịch vụ logistics là một yêu cầu quan trọng được đặt ra trong bối cảnh cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các bên để giải quyết những vấn đề vướng mắc và đạt được các mục tiêu đề ra.
Việc kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu và cơ hội giao thương, đầu tư trong lĩnh vực logistics cần được thực hiện không chỉ trong khuôn khổ các diễn đàn logistics thường niên mà cần được thực hiện liên tục trong hệ thống thông tin, dữ liệu được chia sẻ một cách an toàn, công khai, minh bạch và hiệu quả trên một cổng thông tin hoặc trang tin điện tử logistics chính thức do một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Kinh nghiệm của các nước có lĩnh vực logistics phát triển:

  • Tại nhiều nước trên thế giới, các diễn đàn quốc gia về logistics được tổ chức thường niên (Hoa Kỳ, Ấn Độ…) hoặc hai mùa trong năm (gọi là các diễn đàn mùa xuân, mùa thu: Vương Quốc Anh). Tất cả các diễn đàn này đều có kênh tương tác trực tuyến (trang tin điện tử/cồng thông tin) để trao đổi thông tin với những người liên quan.
  • Các diễn đàn cũng là nơi trưng cầu ý kiến của các bên liên quan để đưa ra các quyết sách lớn trong lĩnh vực logistics. Ví dụ, tại Pháp, diễn đàn quốc gia về logistics đã được thành lập trong năm 2015 sau một sáng kiến của Quốc hội, và tháng 3-2016 vừa qua, Chính phủ Pháp đã phê chuẩn chiến lược cho ngành logistics đến năm 2025 (France Logistique 2015) tập trung vào sáu lĩnh vực, trong đó có các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ, tối ưu hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, thành lập hội đồng giám sát hoạt động logistics.
  • Diễn đàn logistics cần được hiểu rộng hơn nghĩa là một hội thảo tổ chức thường niên với sự tham gia của các bên liên quan, mà cần hiểu như một cơ chế phối hợp, đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics để tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vụ việc cụ thể thông qua diễn đàn trực tuyến và một bộ phận chuyên trách về logistics tại Bộ Công Thương.
  • Các vấn đề tồn tại trong lĩnh vực logistics của Việt nam cần được khắc phục thông qua cơ chế diễn đàn logistics thường niên và trực tuyến dựa trên kinh nghiệm của các nước đã thực hiện thành công diễn đàn này.

Do đó, trong thời gian tới cần phát huy vai trò của Diễn đàn logistics quốc gia tại Việt Nam như sau:

  • Mở rộng phạm vi, thu hút sự tham gia của cả các doanh nghiệp dịch vụ logistics và nhà đầu tư quốc tế tại Diễn đàn Logistics Việt Nam thông qua việc đổi mới, nâng cao hiệu quả của diễn đàn và phát huy vai trò lan tỏa của công tác truyền thông về diễn đàn.
  • Thiết lập cơ chế phối hợp, đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics để tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vụ việc cụ thể thông qua diễn đàn trực tuyến và một bộ phận chuyên trách về logistics tại Bộ Công Thương
  • Đưa diễn đàn logistics thường niên trở thành nơi trưng cầu ý kiến của các bên liên quan để đưa ra các quyết sách lớn trong lĩnh vực logistics.
  • Tổ chức được các buổi kết nối chuyên sâu theo cụ thể giữa doanh nghiệp-doanh nghiệp, doanh nghiệp với các tác nhân khác trong lĩnh vực logistics (Ví dụ giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với các doanh nghiệp logistics, giữa các doanh nghiệp logistics với nhau để phát triển vận tải đa phương thức, giữa các doanh nghiệp với các nhà đầu tư…).

Có thể bạn quan tâm :

Thành Phố Hồ Chí Minh cấm xe tải trên 8 tấn qua cầu chữ Y trong 1 năm

0

Ngày 18/7/2-18, Sở GTVT TP.HCM cấm các loại xe có tải trọng trên 8 tấn lưu thông qua cầu chữ Y để nâng cấp sửa chữa. Để đảm bảo tổ chức thi công nâng cấp, mở rộng cầu chữ Y, nhánh cầu A – đường Nguyễn Biểu, Q.5, Sở sẽ tổ chức phân luồng giao thông tại khu vực này.

Cụ thể, kể từ ngày 21/7/2018 – 21/6/2019: Cấm các loại xe có tổng tải trọng trên 8 tấn lưu thông qua cầu chữ Y, nhánh cầu A đường Nguyễn Biểu (trừ xe buýt).

Cấm xe ô tô lưu thông theo hướng từ đường Nguyễn Thị Tần đến đường Nguyễn Biểu (trừ xe buýt).

Lộ trình lưu thông thay thế như sau: đường Nguyễn Thị Tần – đường Dạ Nam – đường Phạm Thế Hiển – đường Bá Trạc – cầu Nguyễn Văn Cừ – đường Nguyễn Văn Cừ – đường Trần Hưng Đạo – đường Nguyễn Biểu.

Sở GTVT cũng lưu ý người điều khiển phương tiện khi lưu thông qua khu vực tổ chức thi công cần giảm tốc độ và chấp hành theo hướng dẫn của lực lượng điều tiết giao thông, CSGT hoặc theo hướng dẫn của hệ thống báo hiệu giao thông trên đường.

Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (chủ đầu tư), ba nhánh cầu Chữ Y (nối quận 5 và 8) sẽ được mở rộng từ 9 lên 12m để giảm ùn tắc trên cầu và các tuyến đường quanh khu vực. Cầu cũng được nâng cấp tải trọng từ 13 lên 18 tấn và chịu được động đất cấp 7.

3 nhánh đường đầu cầu dài 400 m cũng được cải tạo, xây tường chắn mới để mở rộng mặt đường vào cầu lên tương ứng với bề rộng cầu chính.

Tổng mức đầu tư mở rộng cầu Chữ Y hơn 186 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố. Việc cải tạo, nâng cấp cầu sẽ được hoàn thành sau 12 tháng thi công.

Có thể bạn quan tâm :

Những kinh nghiệm cần biết khi cần vận chuyển hàng hóa

Hiện nay nhu cầu vận tải hàng hóa tăng cao từ vận chuyển hàng đường bộ, đường biển cho đến đường hàng không. Với những kinh nghiệm dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi cần vận chuyển.

1. Chọn xe phù hợp với khối lượng hàng hóa

  • Với nhiều khách hàng vận tải do chưa có kinh nghiệm chuyển hàng thường chọn xe tải quá lớn so với khối lượng và kích thước hàng hóa cần chuyển.

  • Lúc này chi phí sẽ đội lên trong khi xếp hàng với thùng xe quá rộng gây khó khăn cho việc xếp hàng hay nhiều trường hợp hàng hóa có kích thường cồng kềnh thùng xe quá chật tràn ra ngoài vi phạm luật giao thông.

  • Nhiều trường hợp là các thùng hàng container và bạn cần thuê mẫu xe không có thùng sẽ dễ dàng xếp hàng và bốc dỡ. Có thể nói nhu cầu thuê xe tải ở thành phố là khá lớn từ cá nhân cho đến doanh nghiệp như dọn nhà, chuyển văn phòng, dọn hội chợ, giao hàng đại lý …

  • Chính vì thế để chọn lựa xe tải và gói cước phù hợp hãy tính toán chính xác lượng hàng cần chuyển và xin tư vấn của các đơn vị dịch vụ để đảm bảo mọi thứ như ý.

2. Chọn đơn vị vận tải gần khu vực bốc dỡ hàng

  • Trên địa bàn các tỉnh thành có khá nhiều đơn vị vận tải chính vì thế việc chọn các doanh nghiệp có bãi xe gần với khu vực bốc hàng đảm bảo điều xe nhanh, tiết kiệm chi phí khi xe dịch vụ phải di chuyển những cung đường dài đến khu vực bốc hàng.

  • Bên cạnh đó với những chuyến hàng lớn từ bắc vào nam hay đi các tỉnh thì việc chọn đơn vị có văn phòng đại diện và bãi xe tại 2 khu vực này là cần thiết đảm bảo mọi vấn đề được xử lý nhanh chóng gọn gàng với chi phí được giảm tối đa khi cước vận chuyển chỉ tính 1 lượt chạy bốc dỡ hàng và trả hàng.

3. Chọn dịch vụ có giá thành phải chăng

  • Có thể nói trên thị trường nhiều đơn vị vận tải khác nhau sẽ đưa ra các mức giá khác nhau, bạn đang băn khoăn khi chỉ chở 1 điểm bốc hàng và 1 điểm trả hàng nhưng mỗi đơn vị cung cấp một giá và bạn không biết tin tưởng vào đơn vị nào.

  • Bạn lo lắng hàng có giao đúng hẹn không, có bị thiếu hụt không, hàng hóa có an toàn không hay vỡ nát, sứt mẻ … đây là nỗi lo chung của khách hàng khi sử dụng dịch vụ vận tải.

  • Chính vì thế việc chọn một đơn vị uy tín tin cậy có dịch vụ chuyên nghiệp là cần thiết.

4.Vận chuyển hàng bằng Container bạn cần quan tâm đến điều gì?

a.Vận chuyển container có phù hợp?

  • Hàng có khối lượng tương đối lớn (chẳng hạn vài chục tấn), có thể đóng một hoặc nhiều container, vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển từ cảng Hải Phòng vào cảng Sài Gòn hoặc ngược lại.

  • Bạn cũng nên lưu ý rằng, trên tuyến này chỉ vận chuyển hàng nguyên container (FCL) chứ không chạy hàng lẻ (LCL) nhé. Nếu muốn chạy khối lượng ít hơn, vài tấn (mét khối) hàng thì nên chọn xe tải Bắc-Nam sẽ phù hợp hơn

b. Loại hàng không phù hợp vận chuyển bằng container

  • Những lô hàng có giá trị lớn, cần vận chuyển nhanh, chẳng hạn như: đồ trang sức, hoa tươi… Những trường hợp này thì nên chuyển bằng đường hàng không với chi phí cao nhưng nhanh và an toàn.

  • Những lô hàng có khối lượng lớn (khoảng vài chục nghìn tấn trở lên): gạo, quặng, vôi, phân bón… Loại này thích hợp với chuyển bằng tàu hàng rời, kích cỡ lớn nhỏ phù hợp với lô hàng.

  • Những loại hàng cần vận chuyển bằng tàu chuyên dụng: dầu thô, khí hóa lỏng, ô tô … Tất nhiên với khối lượng ít, chúng vẫn có thể được vận chuyển container chuyên dùng.

  • Và khi hàng của bạn thực sự phù hợp, và bạn muốn chuyển hàng bằng container đường biển? Vậy sẽ phải làm gì?

c. Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng container

Liên hệ với hãng tàu để tìm tàu phù hợp lịch trình. Với đa số các tuyến đều có tàu chạy theo tần suất cố định, ít nhất là hàng tuần. Và cũng thường có nhiều hãng tàu để bạn lựa chọn.

  • Hỏi giá cước vận chuyển và các chi phí liên quan, sau đó mặc cả (nếu phù hợp). Bạn nên lưu ý về những phụ phí phát sinh, vì chúng có thể lớn hơn nhiều so với cước biển.

  • Ký thỏa thuận lưu khoang. Báo cho hãng tàu những thông tin cần thiết như tên hàng, số lượng container, cảng khởi hành, cảng đích, chuyến tàu dự kiến… Họ sẽ gửi bạn Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note).

  • Đóng hàng vào container, chuyển về cảng.

  • Làm thủ tục hải quan xuất khẩu.

  • Làm thủ tục chứng từ.

5. Lựa chọn dịch vụ vận chuyển hàng hóa

  • Trước tiên phải xác định đặc tính, kích thước, khối lượng hàng hóa để có thể lựa chọn loại container, kích thước container cho phù hợp.

  • Ví dụ bạn có nhu cầu vận chuyển nông, lâm sản thì phải chọn container lạnh, nhiệt độ lạnh bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào mặt hàng bạn cần làm lạnh.

  • Nếu kiện hàng của bạn không quá lơn thì hãy chọn container 20 feet để giảm chi phí.

  • Nhìn tổng thể bên ngoài container phải đảm bảo nguyên vẹn, không bị móp méo, biến dạng về mặt cơ khí, nước sơn mới, đều màu.

-Sàn container khô ráo, sạch sẽ, không bị mục thủng

  • Trần và vách container không bị thủng, có thể kiểm tra bằng đóng hờ cửa container lại và quan sát bằng mắt thường xem có tia sáng nào lọt vào container không? Nếu có thì container bị thủng phải chọn container khác vì nước biển, nước mưa có thể tràn vào theo các lỗ thủng này làm hỏng hàng hóa bên trong.

  • Các nẹp cao su tại cửa container phải nguyên vẹn, không bị hư hỏng. Các nẹp cao su này giữ vai trò chống nước mưa, nước biển, bụi bẩn trong quá trình vận chuyển.

  • Nếu các nẹp cao su bị hư hàng hóa trong container có thể bị thấm nước, hư hỏng trong quá trình vận chuyển

6. Các loại phí dịch vụ vận chuyển hàng hóa

  • Phí vận chuyển: Căn cứ vào khối lượng hàng hoá và địa điểm giao hàng theo bảng phí để tính.

  • Phí thu hộ: Phát sinh khi vận đơn có thu tiền người nhận, căn cứ theo bảng phí được công bố.

  • Phí vượt cân: Phát sinh khi vận đơn tăng trọng lượng so với khi tạo vận đơn (Người bán thanh toán).

  • Phí bảo hiểm: Khách hàng mua bảo hiểm, phí này không cộng mặc định vào tiền thu hộ.

  • Phí chuyển hoàn: Khi vận đơn chuyển hoàn về người gửi.

7. Hàng hóa cấm vận chuyển

  • Các chất ma túy và chất kích thích thần kinh.

  • Vũ khí đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.

  • Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động; ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

  • Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và các chất gây nguy hiểm hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.

  • Các loại vật phẩm hàng hóa mà nhà nước cấm lưu thông, cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu nhập khẩu,sinh vật sống.

  • Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước nhận.

  • Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền.

  • Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim…), các loại đá quí hay các sản phẩm khác được chế biến từ kim khí quí, đá quí.

  • Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau.

Có thể bạn quan tâm :

Quy định mới nhất của Bộ GTVT về phù hiệu xe tải 7/2018

1. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa

  • Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP

  • Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:

  • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;

  • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.

2. Lộ trình để làm thủ tục cấp phù hiệu như sau: 

  • Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

  • Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

  • Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

  • Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

3. Công ty phải  tiến hành thủ tục thực hiện bao gồm các nội dung sau:

Bước 1: Làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải do Sở Giao thông vận tải cấp.

Bước 2: Đảm bảo các xe đã gắn thiết bị giám sát hành trình.

Bước 3: Làm thủ tục xin cấp phù hiệu cho xe của công ty do Sở giao thông vận tải tại địa phương có xe cấp.

4. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý:

  • Phạt tiền từ 1.000.000đ – 2.000.000đ đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.

  • Phạt tiền từ 3.000.000đ – 5.000.000đ đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Điều khiển xe không có phù hiệu hoặc có nhưng đã hết hạn đối với loại xe quy định phải có phù hiệu.

  • Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng.

5. Nổi đau đầu và biện pháp khắc phục của các nhà quản lý Doanh nghiệp vận tải.

Việc quản lý một Doanh nghiệp vận tải hoạt động có hiệu quả đã rất khó khăn, trong khi Nhà nước luôn cập nhật những thông tư nghị định mới nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý làm cho các nhà quản lý Doanh nghiệp bận rộn. Công tác giải quyết vấn đề nhanh gọn chính xác luôn là mục tiêu hàng đầu mà các nhà quản lý đặt ra để mục đích cuối cùng là hiệu quả kinh doanh đạt mục đích cao nhất. Vì vậy giải pháp công nghệ – Phần mềm quản lý vận tải luôn là lựa chọn hàng đầu cho công tác quản lý của nhà quản lý doanh nghiệp vận tải. Vì có thể tiết kiệm thời gian, nhân lực, luôn đảm bảo tính chính xác cao nhất và hơn hết là chức năng thông minh tự động nhắc nhở công việc và cập nhật những Thông tư, Nghị định mới của chính phủ về lĩnh vực ngành nghề để doanh nghiệp kịp thời tuân thủ theo quy định.

Có thể bạn quan tâm:

Quy trình vận tải hàng hóa bằng đường bộ

1.Vận tải hàng hóa bằng đường bộ có đặc điểm gì?

Vận tải bằng đường bộ là một loại hình vận tải được nhiều người ưa chuộng. Vậy, đặc điểm của loại hình vận tải bằng đường bộ là gì?

Vận tải bằng đường bộ là hình thức vận tải hàng hóa phổ biến và thông dụng nhất trong các loại hình vận tải. Loại hình vận tải này có những ưu điểm nổi bật là sự tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình. Ô tô trở thành phương tiện vận tải phối hợp được với hoạt động của các loại phương tiện vận tải khác như: đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.

Vận chuyển bằng đường bộ luôn chủ động về thời gian và đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hoá. Tuy nhiên hình thức vận tải này bị hạn chế bởi khối lượng và kích thước hàng hóa, không chở được những khối lượng hàng hoá lớn như vận tải hàng hóa bằng sà lan, nhưng lại khá linh hoạt với những hàng hoá có khối lượng vận chuyển không quá lớn và nhỏ.

Về chi phí các doanh nghiệp vận tải bằng đường bộ có chi phí cố định thấp do các doanh nghiệp không sở hữu hệ thống đường sá, tuy vậy chi phí biển đổi lại cao do các chi phí về nhiên liệu, và các chi phí phát sinh khác trên đường đi như: lệ phí đường sá, chi phí sữa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, chi phí trông coi hàng hoá, giao nhận hàng.

2.Quy trình vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đang là ngành mũi nhọn cùng phát triển với nền kinh tế thị trường hội nhập. Đây là hình thức vận tải phổ biến và chiếm tỉ trọng cao trong ngành vận tải ở nước ta. Những công ty vận chuyển hàng hóa hiện đại đều áp dụng các quy trình vận tải hàng hóa bằng đường bộ bài bản góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và mang lại vị thế mới cho ngành.

a. Tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng

Khách hàng gọi điện hoặc email đến cổng thông tin của các công ty vận tải và cung cấp thông tin yêu cầu. Công ty sẽ cử nhân viên đến tận nơi kiểm tra hàng hoá và đóng gói cũng như tư vấn đóng gói sản phẩm.

b. Báo giá 

Công ty vận tải sẽ xác định trọng lượng, kích thước, địa chỉ giao nhận hàng, thời gian yêu cầu vận chuyển để tính giá cước của hàng hóa. Cuối cùng là lập hợp đồng vận chuyển để cam kết ngày nhận hàng và giao hàng.

c. Điều xe để lấy hàng 

Công ty sẽ điều xe tải hoặc container đến lấy hàng tận nơi, sau đó hai bên ký biên bản giao nhận hàng hoá tại nơi nhận.

d. Vận chuyển và giao hàng tận nơi 

Nhân viên vận tải sẽ chuyên chở hàng hóa đến nơi theo yêu cầu của đơn hàng.  Hai bên Ký biên bản giao nhận hàng hoá và tiến hành tháo dỡ hàng nếu có. Bước cuối cùng là kết thúc hợp đồng theo lô và thanh toán tiền cước phí vận tải đường bộ của hàng hóa đó.

3. Phần mềm quản lý vận tải XLogis – Cẩm nang bỏ túi của các nhà quản lý vận tải.

Trong thời đại công nghệ hóa hiện đại hóa phát triển, thì việc áp dụng công nghệ vào việc quản lý quá trình vận tải hóa bằng đường bộ là nhu cầu thiết yếu để giúp các chủ Doanh nghiệp quản lý quy trình vận tải hóa một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.

Có thể bạn quan tâm :